10 lời khuyên giúp bạn tạm biệt đôi môi khô

Làm thế nào để giúp đôi môi của bạn luôn được mềm mại, quyến rũ ngay cả trong thời tiết hanh khô nhất. Dưới đây là một vài lời khuyên cực kỳ hiệu nghiệm mà bạn có thể tham khảo.

Môi là bộ phận vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn ăn, nói chuyện, huýt sáo và cả những nụ hôn ngọt ngào nhưng liệu bạn đã biết cách chăm sóc cho đôi môi của bạn chưa? Bạn có biết chúng vô cùng mỏng và nhạy cảm không?

Da của chúng ta được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp biểu bì, lớp sừng và lớp mỡ dưới da. Tầng sừng là tế bào chính của lớp biểu bì như một lớp bảo vệ (chống lại vi khuẩn, giảm độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng ) nhưng da trên đôi môi thường mỏng hơn nhiều so với da trên hầu hết bộ phận cơ thể. Trên thực tế, nó còn mỏng hơn lớp da trên khuôn mặt tới 4 -5 lần. Do không có tuyến mồ hôi hoặc nang tóc trên môi nên chúng không nhận được sự bảo vệ tự nhiên mà da ở các vùng khác nhận được. Vì vậy để chữa trị khô môi nứt nẻ bạn đòi hỏi bạn phải chăm sóc chúng một cách khéo léo. Dưới đây là 10 lời khuyên giúp đôi môi bạn luôn được mềm mại và mịn màng.

10. Tránh những tác động bên ngoài

Một trong những cách để đánh bại đôi môi khô là tránh những tác động môi trường xung quanh. Điều này có thể trở nên khó với bạn vào những ngày trời sáng, lạnh và có gió. Thời tiết hanh khô sẽ cướp đi độ ẩm và khiến môi bạn bị tổn thương. Mặt trời đóng một vài trò quan trọng mà không cung cấp tốt melanin, môi đặc biệt nhạy cảm với những tia tử ngoại và dẫn đến da bị cháy nắng. Vì vậy nếu bạn đi ra ngoài hãy tự bảo vệ đôi môi của mình. Bạn có thể đeo khẩu trang để chặn gió hoặc một chiếc mũ rộng vành để giữ khuôn mặt khỏi nắng – Nói chung bạn nên làm bất cứ điều gì để bảo vệ đôi môi khỏi tiếp xúc với những yếu tố cực đoan.

9. Dưỡng môi

Hãy chọn cho mình một cây son dưỡng chất lượng của các hàng mỹ phẩm uy tín là cách bạn bảo vệ môi cho mình. Son dưỡng môi sẽ giúp bạn có được nụ cười tươi tắn ngay cả khi thời tiết khô hanh, chúng xây dựng một hàng rào giữa các màng nhầy đôi môi và giúp môi bạn luôn được giữ ẩm. Bạn cũng chú ý rằng không nên bôi kem dưỡng môi quá 3 lần/ngày nhé! Ngoài ra, bạn cũng nên chọn son dưỡng môi có thành phần SPF15 bởi môi rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và chúng cần rất nhiều sự bảo vệ từ thành phần này.

8. Sử dụng đúng loại Lip balm

Lip balm là loại son để dưỡng môi, thường thì không có màu, nhưng lại nhiều hương thơm khác nhau như cherry, táo, bạc hà… được dùng làm lớp lót dưỡng mềm trước khi tô son màu, hoặc dưỡng trước khi ngủ để môi mềm mượt đấy.

Bạn cần loại Lipbalm nào, có hương vị gì? Nếu bạn nghĩ rằng hương vị là sự khác biệt duy nhất trong số các sản phẩm chăm sóc môi thì đó là một sai lầm. Trên thực tế, thành phần nhất định trong hương thơm thực sự có thể phá hoại nỗ lực dưỡng ẩm môi của bạn. Một số Lipbalm phổ biến chứa các thành phần như phenol hoặc dầu bạc hà giúp tẩy tế bào chết, các vảy nứt nẻ da từ môi bạn. Trong khi những thành phần này lại tốt cho việc giúp bạn loại bỏ làn da khô nhưng nó lại không tốt cho việc giữ ẩm. Khi việc tẩy da chết được khuyến khích, chúng loại bỏ các loại dầu tự nhiên từ môi và bạn đoán được điều gì xảy ra tiếp theo?

Bạn nên chọn các dưỡng chất làm mềm như các thành phần petrolatum, sáp ong, bơ hạt mơ, bơ ca cao, hoặc loại dầu như dầu hạnh nhân hoặc jojoba để giúp môi luôn được giữ ẩm và mềm mại. Đối với những đôi môi bị khô bạn hãy thử tìm những son dưỡng có chứa ceramide tổng hợp, đó là các chất béo có thể giúp khôi phục lớp bảo vệ tự nhiên cho đôi môi. Và để bảo vệ tốt nhất, bạn nên chọn lip balm dầu có chuwaskem chống nắng.

7. Không liếm môi

Liếm môi là cách dễ dàng bạn làm ẩm nó nhưng thực sự nó hại nhiều hơn lợi. Môi chúng ta thường thiếu màng ngoài bảo vệ mà các vùng da khác đều có vì vậy việc bạn tạo ra độ ẩm bằng cách liếm môi sẽ dễ dàng bốc hơi trong vài giây và sau đó tạo ra một vòng luẩn quẩn làm môi bạn khô nhanh chóng. Một mặt khác nữa khi bạn liếm môi đó là nước bọt. Nước bọt là một trong những cơ chế đầu tiên trong quá trình tiêu hóa và có chứa các enzyme giúp bắt đầu phân hủy thức ăn thế nhưng nó lại gây ra những hiệu ứng không tốt cho môi. Bạn tuyệt đối không cắn môi vì chúng có thể làm tổn thương và suy yếu đôi môi mềm của bạn.

6. Tránh một số thành phần

Bạn có biết rằng các thành phần trong sản phẩm mà bạn dùng hàng ngày có thể góp phần trong việc khiến đôi môi bạn trở nên nứt nẻ. Kem đánh răng và các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác có thể chứa sodium lauryl sulfate (một thành phần thường được thêm vào trong các sản phẩm như xà bông, kem đánh răng cho đến tẩy rửa mặt hay gội đầu) cũng như guaiazulene, cả hai đều liên quan đến việc gây dị ứng và viêm da. Trong thực tế, khoảng 25% người được kiểm tra cho các vấn đề liên quan đến da, phát ban và phản ứng dị ứng quanh miệng đều dương tính với các thành phần phổ biến trong son dưỡng môi, son môi và mỹ phẩm khác.

Nếu bạn lo ngại về các chất gây dị ứng, hãy đừng rời mắ khỏi các thành phần khi mua như thành phần propyl gallate trong son môi hay phenyl salicylate (còn gọi là salol) trong các sản phẩm dưỡng môi. Dị ứng và nhạy cảm đều có thể xảy ra với các thành phi tổng hợp và tự nhiên. Nếu bạn bị chàm thì emollient lanolin có thể làm nặng tình trạng này thêm. Nước hoa và hương vị thêm vào son môi và son dưỡng môi cũng có thể gây dị ứng da và đó bao gồm tinh dầu bạc hà, quế, chanh và bạc hà.

5. Không thở bằng miệng

Cũng giống như việc liếm mối, thở bằng miệng là một ý tưởng tồi. Bất kỳ khi nào bạn thở bằng miệng thì chính là việc bạn đã mang độ ẩm đi xa khỏi đôi môi bạn. Hãy thở bằng mũi để giúp bạn có thể chữa khô môi rất hiệu quả. Thở qua miệng không chỉ làm khô môi mà còn khiến bạn dễ ngừng thở khi ngủ và cách thở dở tệ.

4. Tẩy tế bào chết

Tẩy da chết cho môi thường xuyên để loại bỏ lớp da khô ráp. Có một số cách bạn có thể áp dụng. Nhẹ nhàng chà đôi môi cuả bạn bằng một chiếc khăn mềm ướt hoặc bàn chải đánh răng hoặc sử dụng chổi cọ môi để loại bỏ da chết. Một số son dưỡng môi cũng có thể tẩy ra chết. Phenol, một thành phần phổ biến trong nhũ hương, là một chất khử trùng nhưng nó cũng có tác dụng loại bỏ lớp da khô cũ trên môi. Axit salicylic cũng có thể tẩy tế bào chết, thường được tìm thấy trong các loại kem chăm sóc da và sữa rửa mặt nhưng cũng có thể thấy ở một vài loại son dưỡng môi. Bạn cũng có thể chọn những son dưỡng môi có chứa alpha hydroxy acid (AHA). AHA giúp tẩy tế bào chết và duy trì độ ẩm trong da.

3. Uống đủ nước

Cách tốt nhất để bạn giữ cho môi là bạn phải nhớ uống nước đặc biệt vào mùa đông. Thông thường bạn nên uống khoảng 8 ly mỗi ngày để giữ độ ẩm cân bằng. Bạn ghi nhớ điều này khi bạn cảm thấy khát là lúc bạn đã bị mất nước. Tuy nhiên đôi khi vào những ngày lạnh, uống nước là không đủ để ngăn chặn tình trạng môi nứt nẻ. Không khí trong nhà nóng có thể là lý do khiến da bạn bị khô vì vậy bạn nên mua một máy tạo ẩm. Duy trì 30 đến 40 % độ ẩm trong nhà trong những ngày đông sẽ giúp da bạn được thoải mái hơn và làm trẻ hóa đôi môi hơn.

2. Vitamin

Uống đủ nước sẽ đảm bảo đôi môi bạn có được độ ẩm từ trong ra ngoài nhưng đôi khi nứt nẻ môi thực sự lại do việc bạn thiếu hụt vitamin. Tất cả vitamin nhóm B sẽ giúp làn da bạn luôn được khỏe mạnh nhưng một vài vitamin quan trọng là niacin (vitamin B3) và riboflavin (vitamin B2) thực sự thúc đẩy khả năng duy trì độ ẩm cho da bạn. Rau xanh như rau bina, củ cải Thụy Sỹ, đậu xanh và rau xanh collard là nguồn cung cấp niacin và riboflavin có sẵn trong các thực phẩm từ sữa và quả hạnh.

1. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Nếu bạn đã thử mọi cách vẫn không chữa được sự nứt nẻ trên đôi môi, bạn nên đến gặp bác sĩ, bác sĩ da liễu hoặc nha khoa để giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra nứt nẻ mãn tính.

Bác sĩ sẽ xem xét nhiều khả năng, thu hẹp các nguyên nhân có thể khiến da bạn bị dị ứng bao gồm cả những chất kim loại, thuốc nhuộm và các thành phần chăm sóc da và môi khác. Thêm vào đó họ cũng có thể kiểm tra sự thiếu hụt vitamin. Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bất kỳ vấn đề tiềm ẩn có thẻ gây ra hoặc góp phần làm khô mô như bệnh tiền ung thư, bệnh tuyến giáp hoặc một rối loạn tự miễn dịch hoặc các loại thuốc có thể gây khô môi như một tác dụng phụ.

T.Thu

Theohealth.howstuffworks.com

Nguồn: websosanh.vn