Sai lầm thường gặp của người mới khi chụp ảnh chân dung
Ảnh chân dung là thể loại mà đa phần người mới chơi máy ảnh sử dụng như là một thể loại để bắt đầu chinh phục con đường nghệ thuật. Tuy nhiên, vì mới chơi nên các bạn khó mà tránh được những sai lầm đáng tiếc. Do đó Websosanh sẽ chỉ ra những sai lầm thường gặp khi chụp ảnh chân dung để bạn né tránh.
-
3 lý do sẽ thuyết phục bạn sử dụng ống kính 85mm để chụp ảnh chân dung
-
Tuyệt chiêu chụp ảnh chân dung cực ảo với máy ảnh kỹ thuật số
-
Chụp ảnh chân dung nên chỉnh khẩu độ bao nhiêu đẹp nhất?
-
Lời khuyên ‘đắt giá’ giúp các tác phẩm chụp chân dung của bạn thực nhất
Không kiểm tra kỹ phông nền
Ảnh chân dung cần tới những phông nền không quá nổi bật và không ảnh hưởng tới người mẫu bằng các cấu trúc đặc biệt. Nhưng đa phần khi chụp chúng ta lại quá vội vàng chỉ chú ý tới người mẫu. Cho dù bạn đã xóa phông thì vẫn có thể xảy ra tình trạng ảnh không đẹp bởi các đường thẳng đứng như bức ảnh dưới đây:
Khi nhìn vào thì người xem sẽ dễ bị mất tập trung bởi các đường thẳng đó. Ngoài ra, nhiều đường thẳng cũng tạo sự phân tán cho bức ảnh bởi sự nổi bật của nó. Lúc này ngoài người mẫu thì còn có thêm các đường thẳng là đối tượng thứ hai được chú ý.
Nếu bạn là người mới và chưa thể làm chủ hoàn toàn độ sâu trường ảnh (DOF) thì hãy chọn phông nền có sự đơn giản hơn để người mẫu sẽ là chủ thể duy nhất được chú ý như bức ảnh dưới đây:
Nhân vật bị đóng khung trực diện
Bị đóng khung trực diện tức là nhân vật của bạn như in vào các khung kiểu như khung cửa sổ hoặc cửa chính, hoặc những thứ tương tự. Điều này xảy ra khá phổ biến với những ai thường chụp ảnh chân dung trong nhà:
Theo kỹ thuật nhiếp ảnh thì việc đóng khung nhân vật là một cách làm hay để người xem ấn tượng hơn. Tuy nhiên, việc để nhân vật trực diện và quá gần với phần khung lại tạo tác dụng ngược. Nó tạo ra cảm giác nặng nề và như “ngột thở” cho người xem bởi nhân vật như bị in dính vào khung đó.
Cách tốt nhất là hãy để nhân vật giữ khoảng cách với phần khung và tiến hành xóa phông nhẹ:
Chụp tự do mà không chú ý tới các phần cơ thể nhân vật
Thường thì người chụp ảnh luôn là người chủ động tạo ra các tư thế ăn ảnh nhất cho người mẫu làm theo. Nếu người được chụp không phải là mẫu chuyên nghiệp thì bạn lại càng khó khăn hơn nữa. Có một thực tế là những người mới chơi máy ảnh đều chụp một cách tùy ý và tự do chứ không quan tâm tới ngôn ngữ cơ thể và bố cục sao cho ảnh dễ nhìn.
Theo quy tắc thì có một số “vùng an toàn” mà bạn có thể cắt xén thoải mái khi chụp ảnh: chẳng hạn như giữa bụng, giữa cùi chỏ hoặc đầu gối nhân vật hoặc phần mắt cá. Đặc biệt là khi chụp chân dung phần đầu, bạn nên lấy luôn cả phần vai trên:
Nếu bạn làm sai, chúng trông khá là kỳ cục như các bức ảnh này chẳng hạn:
Các lưu ý này không phải là để áp đặt mà là giúp bạn chụp ảnh tốt hơn. Bạn có thể nhìn thấy nhiều tấm ảnh không theo quy tắc nào cả, nhưng chúng được chụp từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với các ý đồ nghệ thuật rõ ràng. Nếu bạn là người mới, hãy bắt đầu đi từ bước thấp lên cao như vậy mới có được sự vững chắc trong tay nghề.