4 món xôi “biến tấu” cho những ngày Tết tháng Giêng
Websosanh.vn - Nếu các bà nội trợ muốn thay đổi và biến tấu mâm cỗ nhà mình trong một số dịp lễ tết tháng Giêng ngoài món xôi gấc hoặc xôi trắng thì 4 món xôi dưới đây sẽ là những gợi ý rất hữu ích cho bạn.
-
Sau Oppo F9 thì Oppo R17 ấn định ngày ra mắt – Điểm nhấn cảm biến vân tay dưới màn hình
-
Những dịch vụ truyền hình thu phí phổ biến
-
Những vấn để phổ biến với Nexus 9 và cách khắc phục
-
Tivi Sony được trang bị những kết nối phổ biến nào ?
1. Xôi ngũ sắc
Món xôi này khá đẹp mắt với 5 màu sắc khác nhau trong cùng một đĩa xôi, tượng trưng cho sự hài hòa của trời đất. Xôi ngũ sắc hợp nhất với các ngày rằm, đặc biệt là các ngày rằm lớn như rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), rằm tháng Bảy (Lễ Vu Lan)…
Xôi ngũ sắc
Nguyên liệu:
– Với khoảng 2-2.5 kg gạo nấu xôi bạn cần chuẩn bị những loại lá sau:
+ Màu xanh: 500g lá nếp
+ Màu đỏ: 200g ruột gấc hoăc lá cẩm đỏ
+ Màu tím: 200g lá cẩm tím
+ Màu vàng: 100g nghệ tươi (bột nghệ thì ít hơn)
+ Màu trắng: là xôi nấu như bình thường
– Nguyên liệu khác: Khuôn làm xôi hình hoa, 1 ít sữa đặc và đường trắng
Cách làm:
– Làm màu đỏ: rửa sạch lá cẩm đỏ rồi cắt khúc cho để vừa nồi (bạn có thể dùng cả lá và cây), đổ thêm 2 lít nước rồi đun sôi. Khi bếp sôi vặn nhỏ lửa để khoảng 10 rồi vớt lá ra, lấy phần nước đã được để nguội. Tiếp theo đổ nước lá cẩm đỏ ra 1 cái chậu nhỏ rồi cho lá cẩm đỏ vào nồi.
– Làm màu tím: thực hiện tương tự các bước trên với lá cẩm tím.
– Làm màu xanh: Rửa sạch lá nếp, cho thêm 2 lít nước rồi xay bằng máy xay sinh tố hoặc không có máy thì phải vò thật kĩ để ra màu xanh đậm, lọc để lấy nguyên phần nước.
– Làm màu vàng: Giã nhỏ củ nghệ tươi hòa với nước rồi lọc bỏ cặn, chỉ lấy nguyên phần nước.
– Đãi sạch gạo và chia đều thành 5 phần, đổ lần lượt vào các chậu màu, còn lại xôi trắng ngâm vào nước lọc. Thời gian ngâm là 6-8 giờ. Ngâm sẵn buổi tối để sáng mình có gạo để nấu ngay. Nếu khi nấu màu đỏ với quả gấc thì bước này thay vì ngâm nước lá cẩm đỏ bạn sẽ ngâm 2 phần gạo trắng.
– Sau khi ngâm gạo đủ thời gian, gạo sẽ ngấm màu trông rất đẹp mắt thì chắt sạch nước đi và cho ra 5 rổ riêng biệt để ráo nước. Để xôi thơm mát và ngọt thanh tự nhiên, bạn chế vào mỗi loại gạo 2 thìa cà phê sữa, 1 thìa đường (có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị của gia đình). Nếu nấu xôi gấc đỏ thì trộn ruột gấc là làm sẵn vào 1 phần gạo trắng đã ngâm, còn 1 phần gạo trắng để làm xôi trắng.
– Vì các loại màu xôi đều là nhuộm nên nếu đồ cạnh nhau sẽ dễ bị phai màu. Do đó để có món xôi ngũ sắc ngon và đẹp mắt thì phải công phu đồ riêng mỗi loại 1 nồi. Nếu bạn có nồi to thì chia thành khu vực riêng và ngăn ở giữa bằng nan tre hoặc vật gì phù hợp để chia tách ra.
2. Xôi mít lá cẩm
Món xôi này là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tự nhiên như vị ngọt mát và mùi thơm của những múi mít, nước cốt dừa và vừng. Đặc biệt, về phần nhìn cũng có sự mới mẻ với màu vàng của mít bọc lấy màu tím của xôi lá cẩm.
Xôi mít lá cẩm
Nguyên liệu:
– 8-10 múi mít to, 1 bát con nếp.
– Muối, đường, 200 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô.
– 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím, dừa bào sợi, vừng rang chín.
Cách làm:
– Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi đun sôi để lấy màu, vớt bỏ lá, nước để nguội.
– Nếp đãi sạch, ngâm vào âu nước lá cẩm, cho một ít muối rồi ngâm nếp qua đêm. Cho nếp vào xửng rồi hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn.
– Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít. Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.
– Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.
3. Xôi nếp lá cẩm sữa chua
Đây được coi là món xôi có sự kết hợp độc đáo nhất với những nguyên liệu gần như chẳng liên quan gì đến nhau như xôi và sữa chua. Thế nhưng nếu ai đã ăn thử một lần chắc chắn sẽ rất khó quên, đặc biệt là trong dịp Tết đoàn tụ.
Xôi nếp lá cẩm sữa chua
Nguyên liệu:
– 1/2 kg nếp dẻo, 1 kg dừa nạo vắt lấy nước cốt.
– 300 g đậu xanh không vỏ, 20 lá cẩm, 1 bó lá dứa, đường cát, 10 g vừng trắng rang vàng.
Cách chế biến:
– Dừa vắt lấy nước cốt để riêng. Cho tiếp vào 1 lít nước lọc để vắt lấy nước chia làm 2 phần. 1 phần cho vào máy sinh tố xay với lá dứa, phần còn lại xay với lá cẩm, lược bỏ cặn.
– Nếp đãi qua với nước sạch rồi chia làm 2 phần, 1 phần ngâm với nước lá dứa, phần còn lại ngâm với nước lá cẩm trong khoảng 2 giờ. Sau đó cho nếp vào xửng hấp, khi nếp vừa chín thì rưới đều nước cốt dừa lên rồi tiếp tục hấp chín.
– Đậu xanh đãi sạch rồi nấu chín.
– Đậu xanh nấu chín, tán nhuyễn với đường cát trắng. Lấy 1 cái khuôn, cho xôi lá cẩm xuống dưới, tiếp đến là một lớp đậu xanh, cuối cùng là lớp xôi trắng rồi nén chặt lại.
– Lấy xôi ra khuôn, thêm 2 thìa sữa chua lên bề mặt, ít dừa nạo, vừng rang rồi thưởng thức.
4. Xôi bánh khúc nhân trứng muối
Món xôi khúc quen thuộc được biến tấu với trứng muối và lá dứa, đem lại vị đậm đà lạ miệng quyện với mùi thơm dễ chịu của lá dứa sẽ mang đến cho ra đình bạn những bữa ăn ngon miệng, khó quên.
Xôi bánh khúc nhân trứng muối
Nguyên liệu:
– 1/2 kg nếp; 8 trứng vịt muối; 1 bó lá dứa.
– 200 g thịt bằm; 200 g bột nếp.
– 100 g hành tím bằm nhỏ; 50 g đậu phụng rang; 10 g hành phi; 1 thìa cà phê muối.
– Nhân bánh: Trứng vịt muối luộc chín lấy lòng đỏ. Ướp thịt heo bằm với hành tím bằm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa đường, 2 thìa tiêu bột rồi trộn đều.
Cách chế biến:
– Nếp ngâm qua đêm vo sạch rồi để ráo nước. Trộn đều nếp với 1 thìa cà phê muối.
– Lá dứa rửa sạch, cho vào máy sinh tố với 400 ml nước lọc rồi xay lấy nước. Lược qua rây để loại bỏ cặn.
– Trộn 1/2 nước lá dứa với nếp rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo.
– Bột nếp trộn với nước lá dứa rồi nhồi đến khi mềm và dẻo là được.
– Vo bột nếp thành từng viên nhỏ, nặn dẹp cho phần nhân vào giữa rồi vo tròn lại.
– Tiếp tục lăn phần nhân qua nếp tạo thành một lớp bám dày bên ngoài làm vỏ xôi.
– Xếp xôi vào xửng đem hấp chín trong khoảng 40 phút. Xôi hấp xong cho ít hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên và dùng nóng với muối vừng.
Thu Hương
(Tổng hợp)