5 điểm mạnh giúp tivi OLED dẫn đầu trong phân khúc tivi cao cấp
Năm 2017 chứng kiến sự lên ngôi của cái tên đình đám tivi OLED. Bước sang năm 2018 , các chuyên gia dự báo rằng thị phần của tivi OLED lại tiếp tục tăng trưởng, trong khi hàng loạt các tên tuổi đã thay nhau nhảy vào thị trường sản xuất dòng tivi này.
-
Top 3 smart tivi Panasonic có chất lượng màn hình cực tốt trong phân khúc giá rẻ
-
Đánh giá chi tiết điện thoại Sony Xperia Xa2: cấu hình mạnh mẽ trong phân khúc tầm trung
-
TV OLED 4K HDR A9G và A8G là dòng tivi Sony Oled mới nhất 2019 đáng được mong chờ
-
Tivi Sony KD-77A1 – dòng Android tivi hiện đại với màn hình OLED
Trước khi tivi OLED xuất hiện trên thị trường, thì những dòng tivi LED thông thường chiếm ưu thế vượt trội về sức mạnh. Tuy nhiên dòng tivi này hầu như chỉ đáp ứng vừa đủ sử dụng cho người dùng, còn nếu để nói về chất lượng thì các dòng tivi OLED bá hơn nhiều. Ngay sau đây, mình xin được trình bày 5 điểm mạnh vượt trội giúp tivi OLED dẫn đầu trong phân khúc tivi cao cấp.
1 . Thiết kế đột phá
Chuẩn chung của các thiết bị điên tử thời đại mới là phải đẹp, đó như là một yếu tố đánh mạnh vào tâm lý khách hàng đầu tiên. Hãng đi tiên phong trong công nghệ oled chính là LG cũng đã đi trước một bước khi lần lượt tung ra hàng loạt các model khá đẹp mắt.
Trong năm 2017 vừa qua, thương hiệu tivi LG đã tung ra model Signature W có độ mỏng thậm chí chỉ như một tờ giấy với độ dày 2.57mm. Thiết kế mỏng biến tivi thành một bức ảnh treo tường, làm nổi bật không gian bố trí với tính sang trọng và đẳng cấp. Người dùng cũng có thể lắp đặt ở bất cứ đâu tùy thích:
Ngoài Signature W của LG thì model tivi Sony Bravia A1 cũng là một ví dụ khá điển hình về cách thiết kế tối giản mà đẹp mắt. Đặc biệt là hệ thống loa được giấu gọn cho phép phát âm bằng chính màn hình không chỉ là bước đột phát về thiết kế mà còn về cả tính năng kỹ thuật:
2. Chất lượng hiển thị ấn tượng
Điểm mạnh của tivi OLED chính là việc thể hiện màu sắc trung thực thông qua các điểm ảnh tự phát sáng. Màu đen đạt độ sâu tuyệt đối, trong khi màu trắng lại cực kỳ tinh khiết. Theo thử nghiệm thực tế thì màu đen ở tivi oled mạnh hơn gấp 200 lần so với màu đen của LCD truyền thống. Nhờ đó, các gam màu được thể hiện với độ sâu tối ưu và đạt mức tương phản khá bắt mắt ở mọi khung hình. Nó cũng đem lại một lợi ích là cho phép người xem thưởng thức hình ảnh chất lượng cao ở mọi góc nhìn.
Đó là chưa kể tới các công nghệ hình ảnh độc quyền của mỗi hãng, đi kèm theo là độ nét tivi 4K và chuẩn HDR càng làm cho hình ảnh được trình diễn một cách sống động. Ở phân khúc cao cấp, những chiếc tivi oled kích thước lớn không khác gì những màn hình ở các rạp chiếu phim chuyên nghiệp.
3. Giá thành ngày càng cạnh tranh
Sự tham gia của nhiều tên tuổi như Philips, Sony, Panasonic… đã khiến thị trường tivi oled ngày càng sôi động, tạo sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả không ngừng. Nếu trước đây, người dùng phải chi rất nhiều tiền mới sắm được thì nay, giá của các tivi này có khi chỉ bằng phân nửa. Tại Việt Nam, ngoài việc lựa chọn các model hàng trăm triệu như model Bravia A1 hay Signature W đã được giới thiệu, người dùng vẫn còn lựa chọn chỉ 50 triệu với tivi LG C7.
Vậy là rào cản về giá cả đã dần được xóa nhòa trong khi điều kiện kinh tế ngày càng tăng sẽ là một điều kiện tốt để tivi oled phổ biến hơn nữa.
4. Sức mạnh vượt trội
Điểm nổi trội lớn nhất của công nghệ OLED là không sử dụng đèn nền. Do đó, dòng tivi này giảm được rất nhiều lớp vật liệu trên tấm nền, giúp cho màn hình trở nên mỏng hơn tivi LED. Điều này cũng giúp cho nhà sản xuất có thể sáng tạo ra các mẫu sản phẩm dễ dàng dán lên tường, gập hoặc cuộn được. Người dùng nhờ đó có thể tùy biến nội thất để khiến phòng khách thêm sang trọng và ấn tượng hơn nhờ thiết bị điện tử này.
5. Tính năng Smart tivi ngày càng hoàn thiện
Kể từ khi ra mắt vào năm 2011, smart tivi vẫn chưa thực sự là một lựa chọn giải trí bởi giao diện không thực sự thông minh bằng smartphone hay laptop. Tuy vậy, những bảng nâng cấp Web OS 3.0 của LG trên các tivi oled mới nhất hay Android 7.0 trên Sony Bravia A1 là một minh chứng về sự hoàn thiện của dòng tivi cao cấp này.
Nhất là với WebOS 3.5 sử dụng trên các dòng TV OLED 2017, chiếc remote có thể vận hành linh hoạt không kém con chuột điều khiển máy tính là bao. Việc truy cập các ứng dụng phổ biến như YouTube, Netflix hay duyệt web cũng thân thiện hơn rất nhiều.
6. Những nhược điểm cần khắc phục của tivi OLED
MỘT LÀ: Mức giá khá cao của dòng sản phẩm này. Nguyên nhân bắt nguồn từ công nghệ phức tạp và chí phí sản xuất cao, khiến cho các sản phẩm hiện có trên thị trường hầu như đều có mức giá từ 40 triệu đồng trở lên, thậm chí có mẫu có giá tới 300 triệu đồng. Tuy nhiên, với ngân sách 30 triệu đồng, người dùng vẫn có lựa chọn nhưng độ phân giải màn hình chỉ là Full HD. Trong thời gian tới, giá của dòng sản phẩm này có thể sẽ giảm nhờ việc tối ưu quy trình chế tạo từ nhà sản xuất.
HAI LÀ: “Sân chơi” OLED hiện nay thuộc về ba thương hiệu chính là LG, Sony và Panasonic. Điều này hạn chế số lượng và mẫu mã của các sản phẩm, khiến cho người dùng dễ băn khoăn trước các lựa chọn phong phú hơn, đặc biệt từ các dòng TV QLED của Samsung với kiểu dáng và kích thước đa dạng hơn.
BA LÀ: Về lý thuyết, một nhược điểm khác là việc màn hình OLED có tuổi thọ thấp hơn màn hình LED và rất dễ hỏng khi gặp nước. Nguyên nhân bởi chất liệu hữu cơ sử dụng để chế tạo các bóng OLED có tốc độ thoái hoá theo thời gian nhanh, đặc biệt mỗi màu sắc lại có tốc độ thoái hoá khác nhau. Tuy các nhà sản xuất đã hứa hẹn sử dụng công nghệ mới để làm tăng tuổi thọ cho màn hình, hiệu quả cuối cùng vẫn cần một thời gian nữa để xác minh trong thực tế.
=> Kết luận: Nhìn chung mỗi thương hiệu tivi đều có những ưu nhược điểm riêng của nó, ngay cả trên một thiết bị hoàn hảo như tivi OLED cũng không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu được khắc phục kịp thời những nhược điểm trên, thì tivi OLED sẽ là một món đồ gia dụng đáng mua nhất trong năm 2018 này.