5 điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng tủ lạnh

Khi lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh cần tránh tình trạng xếp thực phẩm chật kín tủ làm khí lạnh không thể lưu thông khiến thực phẩm không được bảo quản và gây tốn điện.

Ngày nay, tủ lạnh trở thành một trong những vật dụng quen thuộc của các gia đình giúp các bà nội trợ không phải đi chợ thường xuyên mà vẫn có thực phẩm tươi ngon phục vụ các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách tủ lạnh sẽ tiêu tốn nhiều điện năng và giảm tuổi thọ. Dưới đây là 5 điều bạn cần lưu ý để tủ lạnh phát huy hết tác dụng và hoạt động bền bỉ:

Nguồn điện ổn định

nguồn điện cho tủ lạnh nên có cầu chì riêng để phòng lượng điện quá tải gây cháy nổ

Nguồn điện cho tủ lạnh nên có cầu chì riêng để phòng lượng điện quá tải gây cháy nổ (nguồn: internet)

Nguồn điện là một phần quan trọng và không thể thiếu cho quá trình hoạt động của tủ lạnh. Để tủ lạnh hoạt động hiệu quả và tránh những hỏng hóc do lượng điện không ổn định thì các gia đình nên sử dụng nguồn điện riêng cho tủ lạnh. Việc sử dụng nguồn điện đúng cách còn giúp bảo vệ hệ thống điện nhà bạn và tránh tình trạng cháy nổ do chập điện. Tủ lạnh là thiết bị tiêu hao một lượng điện nhất định và làm việc với cường độ cao nên vì thế ổ cắm điện dành cho tủ lạnh cần được thiết kế riêng biệt, không dùng chung với các thiết bị khác. Hơn nữa, nguồn điện cho tủ lạnh nên có cầu chì riêng để phòng lượng điện quá tải gây cháy nổ, hỏng hóc hệ thống điện trong nhà.

Xử lý thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

người tiêu dùng cần chú ý xử lý thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

Người tiêu dùng cần chú ý xử lý thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh (nguồn: internet)

Các loại tủ lạnh ngày nay thường có hai ngăn đó là: ngăn đông và ngăn lạnh. Ngăn đông được dùng để làm nước đá, bảo quản thịt cá và các thực phẩm đông lạnh. Ngăn lạnh dùng để bảo quản rau, quả, trứng, sữa,… và các thực phẩm được nấu chín. Trong quá trình sử dụng tủ, người tiêu dùng cần chú ý xử lý thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Rau tươi cần bỏ gốc, ngắt bỏ lá úa, rửa sạch để ráo nước cho vào túi nhựa hoặc hộp nhựa đậy kín để vào ngăn đựng rau. Thịt cá làm sạch, thức ăn nóng để nguội rồi cho vào khay, túi nhựa, hộp đựng kín để tránh mùi thức ăn hoặc nước thực phẩm nhỏ ra gây ô nhiễm khiến thức ăn bị biến chất, khô héo.

Những thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh

Không nên để chuối, cà phê, tỏi, cà chua,... vào trong tủ lạnh (nguồn: internet)

Không nên để chuối, cà phê, tỏi, cà chua,… vào trong tủ lạnh (nguồn: internet)

Trái cây chưa chín không nên cho vào tủ lạnh, nên để bên ngoài cho chín hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh. Không nên để chuối, cà phê, tỏi, cà chua,… vào trong tủ lạnh vì chúng có thể bị xấu mã, biến chất và làm mất vị ngon của thực phẩm. Ngoài ra, để hạn chế mùi trong tủ lạnh không nên cho các thực phẩm nặng mùi như sầu riêng, mít, mắm tôm,… vào tủ lạnh. Hơn nữa, không nên cho thực phẩm đã qua quá trình làm tan băng lại vào tủ lạnh. Giữa các thực phẩm bên trong tủ lạnh cần có khoảng cách nhất định để khí lạnh lưu thông, tránh tình trặng xếp thực phẩm chật kín tủ khiến khí lạnh không thể lưu thông làm thực phẩm không được bảo quản và gây tốn điện.

Tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh

bạn không nên đặt quá nhiều thức ăn vào tủ khiến tủ hoạt động quá tải

Không nên đặt quá nhiều thức ăn vào tủ khiến tủ hoạt động quá tải (nguồn: internet)

Những thói quen tốt trong việc sử dụng tủ lạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm điện đáng kể. Thứ nhất, bạn cần lưu ý không để thực phẩm nóng vào tủ lạnh tránh tình trạng tủ phải tiêu thụ lượng điện đáng kể để làm lạnh, cân bằng nhiệt độ lạnh cần thiết. Thứ hai, bạn không nên đặt quá nhiều thức ăn vào tủ khiến tủ hoạt động quá tải, giữa các thực phẩm đặt vào tủ lạnh cần có khoảng cách thông thoáng để hơi lạnh có thể đi qua, làm lạnh đều mọi thứ dẫn đến ít tốn điện năng hơn. Thứ ba, không mở tủ quá nhiều và quá lâu khiến khiến hơi lạnh bên trong tủ bị thất thoát ra ngoài khiến tủ phải tiêu hao năng lượng để sản sinh ra luồng khí lạnh mới. Thứ tư, nên dùng vật dụng đựng thực phẩm bằng kim loại thay vì nhựa vì dụng cụ kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt giúp thực phẩm được làm lạnh nhanh hơn và ít tốn điện.

Vệ sinh tủ lạnh định kỳ

bạn nên vệ sinh tủ lạnh đúng cách mỗi tuần để làm sạch vết bẩn, những tiềm ẩn vi khuẩn trong và ngoài tủ

Bạn nên vệ sinh tủ lạnh đúng cách mỗi tuần để làm sạch vết bẩn, những tiềm ẩn vi khuẩn trong và ngoài tủ (nguồn: internet)

Để tủ lạnh hoạt động hiệu quả bạn nên vệ sinh tủ lạnh đúng cách mỗi tuần để làm sạch vết bẩn, những tiềm ẩn vi khuẩn trong và ngoài tủ. Trước khi vệ sinh, bạn cần ngắt điện, dọn hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài, lau sạch bên trong và bên ngoài tủ lạnh bằng nước xà phòng ấm rồi lau lại bằng nước sạch. Dùng khăn mềm và nước ấm lau sạch các đường ron quanh tủ để tủ luôn được kín. Trong quá trình vệ sinh tủ lạnh, bạn cần lưu ý không nên dùng bất cứ vật sắc nhọn nào để cạo, cạy tuyết và các vết bẩn trong tủ để không làm hỏng dàn lạnh trong tủ.

Hà Trang

(Tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Nguồn: websosanh.vn