5 kinh nghiệm chọn thẻ nhớ microSD để phù hợp với nhu cầu sử dụng
Có rất nhiều vấn đề khiến bạn đau đầu về việc này như: bị mua đắt, tốc độ đọc không cao, hay có tuổi thọ thấp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những điều cần chú ý để bạn đọc mua được loại thẻ microSD đúng với nhu cầu sử dụng.
-
Kinh nghiệm chọn mua máy Mac phù hợp với từng nhu cầu sử dụng
-
Kinh nghiệm chọn mua bàn phím không dây đúng nhu cầu sử dụng
-
Kinh nghiệm chọn mua iPhone cũ đã qua sử dụng không phải ai cũng biết
-
Kinh nghiệm mua smart tivi Samsung không bị hớ cho người dùng sử dụng lần đầu
Mỗi khi smartphone, camera hoặc các loại thiết bị di động khác cần thêm bộ nhớ, chúng ta thường làm một việc rất đỗi thông thường là đi mua thẻ nhớ microSD. Thế nhưng sự thực là có rất nhiều vấn đề khiến bạn đau đầu về việc này như: bị mua đắt, tốc độ đọc không cao, hay có tuổi thọ thấp.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những điều cần chú ý để bạn đọc mua được loại thẻ microSD đúng với nhu cầu sử dụng.
1. Mua phải thẻ nhớ không tương thích
Mỗi khi nhắc đến microSD, chúng ta thường hay chú ý tới yếu tố hình thức để lựa chọn mỗi khi mua. Trên thực tế, mọi thẻ nhớ microSD đều có thể lắp vừa khe cắm trên smartphone, camera hay laptop. Tuy nhiên không phải thẻ nhớ nào cũng tương thích mọi thiết bị di động.
Về cơ bản, thẻ nhớ microSD có tất cả là 3 định dạng chính, đó là microSD, microSDHC, và microSDHX. Dưới đây là sự khác biệt của 3 loại định dạng thẻ nhớ này:
– microSD: Có dung lượng tối đa là 2GB và có thể sử dụng với mọi khe cắm thẻ nhớ.
– microSDHC: Có dung lượng nhiều hơn 2GB, và tối đa lên tới 32GB. Chỉ có thể lắp vào thiết bị hỗ trợ SDHC và SDXC.
– microSDXC: Có dung lượng lớn hơn 32GB, tối đa lên tới 2TB, và chỉ có thể lắp trên thiết bị hỗ trợ SDXC.
2. Bỏ quên dung lượng tối đa
Có một sự thực đó là thiết bị với khe cắm microSDXC thường không tự động hỗ trợ mọi kích thước thẻ nhớ như chúng ta vẫn lầm tưởng. Thí dụ như HTC One M9 theo như công bố chỉ có thể hỗ trợ thẻ nhớ lên tới 128GB và không nhận những loại dung lượng cao hơn.
Bên cạnh đó, nếu bạn định sử dụng thẻ nhớ microSD trên máy tính PC hoặc laptop, hãy chắc chắn rằng thiết bị của bạn hỗ trợ đúng định dạng của loại thẻ. Thông thường thẻ MicroSDXC sử dụng định dạng hệ thống exFAT được hỗ trợ bởi hầu hết các phiên bản HĐH Windows. Tuy nhiên với máy Mac, bạn cần cài đặt bản OS X thấp nhất là 10.6.5 (Snow Leopard) để có thể sử dụng loại thẻ nhớ này.
3. Phát huy sức mạnh của tính năng UHS
Thẻ nhớ thuộc loại SDHC và SDXC có thể hỗ trợ công nghệ UHS (viết tắt của Ultra High Speed), giúp cho dữ liệu được đọc và ghi với tốc độ cao hơn nhiều so với hình thức truyền thống. Hai phiên bản của UHS là UHS-I (tăng tốc độ băng thông lên tới 104 MBps) và UHS-II (tăng tốc độ băng thông tới 312 MBps).
Tuy nhiên để phát huy tối đa sức mạnh của UHS, thiết bị của bạn trước hết cần phải hỗ trợ tính năng này. Nếu không, hiệu suất thực tế của UHS trên thẻ nhớ sẽ bị giảm đi khá đáng kể.
4. Tốc độ thẻ nhớ
Để chọn mua đúng loại thẻ nhớ , người dùng trước hết cần chú ý tới cấp độ của thẻ, hay còn được biết đến với tên gọi Speed Class. Có 4 loại Class như sau:
– Class 2: Có tốc độ thấp nhất 2MBps
– Class 4: Có tốc độ thấp nhất 4MBps
– Class 6: Có tốc độ thấp nhất 6MBps
– Class 10: Có tốc độ thấp nhất 10MBps
Thông thường, biết được Speed Class có thể giúp người mua xác định được tốc độ trung bình của một mẫu thẻ nhớ nhất định. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ như thẻ nhớ Class 2 có thể sở hữu tốc độ cao hơn Class 6, phụ thuộc vào các tính năng và nhà sản xuất thẻ nhớ.
Bên cạnh đó, cấp độ thẻ nhớ UHS cũng đóng vai trò quyết định cho tốc độ tối đa mà thẻ nhớ có thể đạt được. Có 2 loại cấp độ UHS đó là U1 và U3. Trong khi U1 có tốc độ khoảng 10MBps thì U3 có thể đạt tới 30MBps.
5. Chọn thẻ nhớ cho phù hợp với nhu cầu sử dụng
Thông thường khi chọn mua thẻ nhớ, cách để bạn chọn đúng loại đó là căn cứ theo nhu cầu sử dụng.
Các chuyên gia cho biết nếu bạn chỉ sử dụng thẻ nhớ để gia tăng dung lượng trên thiết bị di động như máy ảnh, smartphone,.. thì chỉ cần chọn loại có dung lượng cao. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên sao lưu dữ liệu lên thẻ nhớ với một tần suất cao, và các tệp tin có kích thước lớn như quay video, thì tốc độ lại đóng một vai trò quyết định.
Theo đó, Panasonic khuyên người dùng nên lựa chọn thẻ nhớ microSD UHS Class 3 (U3) để quay video độ phân giải 4K. Còn với nhu cầu quay video Full HD, thì thẻ nhớ Class 10 hoặc Class 6 là đủ. Cần lưu ý là nếu tốc độ đọc của thẻ nhớ quá chậm sẽ dẫn tới video khi quay bị giảm khung hình, dẫn tới lag, giật và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng.
Một vài nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lại ưu tiên sử dụng nhiều thẻ nhớ dung lượng thấp thay vì một thẻ microSD duy nhất, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lỗi thẻ nhớ, dẫn tới mất toàn bộ số ảnh đang lưu trữ.