AFTERSHOCK XG15-V3 Thách thức đấu trường game

AFTERSHOCK là một thương hiệu laptop mới nổi gần đây và đang trong giai đoạn gây dựng danh tiếng tại thị trường Việt Nam dù rằng đã khá quen thuộc với game thủ quốc tế tại các thị trường Singapore, Mỹ (với tên gọi Sager), Châu Âu (Eurocom)…

AFTERSHOCK gia nhập vào thị trường tiềm năng Việt Nam trong thời gian gần đây và tất nhiên hãng không quên mang theo loạt sản phẩm chiến lược hiệu năng cao cùng mức giá hấp dẫn.

Trong số 3 sản phẩm chính chủ đạo của AFTERSHOCK lần này có thể kể đến XG15-V3, một trong những model chiến game hạng nặng của AFTERSHOCK với cấu hình “biết nói”.

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Intel Core i7-4700MQ 2.4 Ghz

  • Chipset: Intel Lynx Point HM87

  • RAM: ADATA 8GB DDR3L-1600 (mức điện áp thấp 1.35 Volt)

  • Vga Nvidia Geforce GTX 860M kèm đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 4600

  • Ổ lưu trữ WDC WD7500BPKX-22HPJT0 750GB tốc độ 7200 rpm

  • Âm thanh: VIA VT1802P

  • Wifi tích hợp Realtek RTL8732AE chuẩn 802.11n

  • Màn hình: AUO11ED Full HD 15.6″ đạt góc nhìn rộng.

  • Pin: 7690 mWh, Li-Ion

  • Giá tham khảo: 27.5 triệu đồng

Thiết kế tinh tế, sang trọng không thiếu chất “For Gamer”

Là một sản phẩm hướng đến hiệu năng cao dành cho game thủ và đặc trị cho những tựa game mới nhất, do đó bạn khó mà đòi hỏi ở XG15-V3 một thiết kế tinh khiết và mượt mà. Thay vào đó, tuy rằng có đôi phần “múp máp” song theo nhìn nhận cá nhân, thiết kế XG15-V3 có phần đơn giản nhưng không vì thế mà mất đi sự tinh tế trong nét đơn giản cũng như chút sang trọng lạnh lùng cần có ở một sản phẩm phục vụ game thủ. Đặc biệt hơn, bạn còn có thể lựa chọn thêm một số tùy chọn mang tính cá nhân hơn khi có thể trang trí cho XG15-V3 bằng dịch vụ sơn/vẽ/khắc trên vỏ laptop, tự do thể hiện cá tính của riêng mình.

Mặt trên máy khá đơn giản với logo của nhà sản xuất sáng bóng ngay chính giữa và các cạnh máy đều được vát mép đều để tạo cảm giác mỏng hơn cho thân máy, đồng thời cũng giảm đi các đường nét thô kệch không đáng có mà lại giữ được cảm giác vững chắc cho toàn hệ thống.

Bộ khung của XG15-V3 được cấu tạo phần lớn từ nhựa có độ cứng cao, mặt dưới hoàn toàn đen nhám chỉ để lộ các khe lấy gió. Mặc dù cho phép người dùng “khám” hàng sau lớp áo của mình, song nhà sản xuất khuyên người dùng nên mang ra nhà phân phối chứ không nên tự ý nâng cấp sản phẩm khi chưa có nhiều kinh nghiệm.

AFTERSHOCK XG15-V3 vận hành hoàn toàn ổn định bởi “trái tim” adapter khá lớn với nguồn cấp điện 19.5V-6.15A tương đương với mức TDP khoảng 120W. Đi cùng với đó chính là “quả tim phụ” vớipin dung lượng 76.96Wh có hình dáng gần vuông khá đặc biệt nhưngkhông chiếm nhiều không gian mặt dưới và hoàn toàn có thể thay thế một cách dễ dàng.

Cũng giống như nhiều model laptop trị game đến từ các nhà sản xuất khác, XG15-V3 khá cồng kềnh và “nặng đô”, không quá thuận tiện cho việc mang vác mà chủ yếu là thay thế một hệ thống Desktop với khá năng di chuyển tốt hơn mà thôi.

Ngoài ra, XG15-V3 còn được trang bị đầy đủ các “râu ria” khác như ổ quang DVD, 2 cổng USB 2.0 và 2 cổng 3.0, 3 ngõra cho âm thanh, cổng xuất hình ảnh HDMI/Dsub và cổng LAN RJ45 ngược.

Hiệu năng sử dụng

Lưu ý: các đánh giá dưới đây được test và đánh giá bởi một thành viên thuộc diễn đàng công nghệ số 1 Việt Nam – VOZ.

AFTERSHOCK XG15-V3 được trang bị màn hình kích thước tương đối 15.6″ có độ phân giải chuẩn HD 1920x1080p (95% Gamut màu, Màn hình 95% NTSC và thể hiện được hình ảnh khá sắc nét, màu sắc ấm và thực hơn các màn hình thông thường gam màu 60% hoặc 72%. Mặt khácAFTERSHOCK cũng hỗ trợ chỉnh màu nên màu thật hơn, rất tốt cho in ấn và các công việc “nhạy cảm” về màu – điều mà rất nhiều chiếc laptop hiện nay không thể làm được.

Trái ngược với viền ngoài bóng bẩy, màn hình được phủ lớp chống chói khá chuyên nghiệp. Với lớp phủ chống chói này, game thủ sẽ dễ dàng luyện tay hơn ngay cả trong môi trường ánh sáng mạnh, dễ dàng lau chùi và ít bị bẩn hơn so với màn hình gương. Nếu màn hình gương trông đẹp mắt hơn thì màn hình chống chói trông “pro” hơn.

Khả năng hiển thị của màn hình này khá tốt. Độ sáng cao nhất khá sáng, nếu không phải dưới trời nắng thì thường người dùng sẽ sử dụng ở khoảng 80% độ sáng là đủ. Thời gian đáp ứng và độ tương phản tốt, màu sắc tái hiện trung thực. Không những game mà video hay các nội dung khác như web, văn bản đều thể hiện tốt, dễ nhìn.

Các cổng giao tiếp trên XG15-V3 nhìn chung đầy đủ cho nhu cầu game thủ. Ổ quang DVD hơi dư thừa khi hiện tại rất ít người còn sử dụng phương tiện lưu trữ này nhưng bạn luôn có thể thay thế bằng Caddy bay dùng ổ SSD hoặc HDD để tăng dung lượng lưu trữ . Các cổng bố trí tương đối hợp lý, đều và không tập trung nhiều ở cùng khu vực nên thoải mái hơn cho thao tác cắm rút khi sử dụng.

Bàn phím chiclet được sử dụng trên XG15-V3 có các phím chính diện tích to, bề mặt phẳng và hơi nhám. Nhờ tận dụng tốt diện tích nên phần phím số bên phải không bị bó hẹp quá nhiều, vị trí các phím gần tương tự như bàn phím rời nên dễ dàng làm quen hơn. Cụm 4 phím điều hướng kích thước lớn dễ thao tác.

Ngay phía trên bàn phím là phần loa tích hợp với âm lượng khá to và rõ, không rè, tuy nhiên nếu muốn thực sự hòa mình vào game hoặc đang cần chinh chiến với đội bạn, game thủ tốt hơn nên sử dụng tai nghe chất lượng cao hoặc dàn loa ngoài xịn. Ngay giữa khu vực loa là các đèn báo hiệu khác nữa, gồm chế độ máy bay, đọc ổ cứng, khóa touchpad và mute. Bên trái là nút nguồn, bên phải là nút mở chế độ máy bay (tắt hoàn toàn các kết nối không dây khác) và truy cập nhanh vào phần mềm quản lý Control Center của máy, với các Hotkey dùng để điều chỉnh: tốc độ quạt,bật/tắt phím windows, tăng/giảm hiệu năng toàn bộ máy, tăng/giảm độ sáng bàn phím…

Nếu bàn phím tận dụng tốt diện tích thì phần touchpad ngược lại, có diện tích nhỏ và khó sử dụng khi trên Windows 8, tay người thường xuyên kéo từ cạnh phải qua và kích hoạt thanh menu của Windows 8. Máy bên mình có driver, có thể điều chỉnh hoạt động trên touch pad – điều khiển vùng hoạt động to-nhỏ, hoặc thậm chí disable chức năng kéo từ bên phải. XG15-V3 sử dụng touchpad dạng thường thay vì clickpad, cá nhân người viết thấy đây là một điểm cộng do nó dễ dùng hơn, ít nhầm hơn so với clickpad.

Tuy pin dung lượng cao đến 77Wh, nhưng do hệ thống hiệu năng cao tiêu tốn quá nhiều năng lượng khi xử lý game, game thủ chỉ có thể chinh chiến liên tục cùng XG15-V3 khoảng hơn 2 giờ một chút với đèn nền phím bật, độ sáng tối đa và loa ngoài. Trong quá trình benchmark hay chơi game, máy không quá nóng, vẫn dễ chịu ở phần lót tay, chứng tỏ thiết kế cùng khả năng tản nhiệt của XG15-V3 khá tốt.

Các phím bấm mang lại cảm giác game tương đối tốt, tuy nhiên vẫn chưa “đã” như trên bàn phím cơ thực thụ. Hành trình phím khá, độ nảy ổn, tuy vậy khoảng cách giữa các phím có vẻ hơi gần so với một bàn phím game thủ cần có. AFTERSHOCK có dịch vụ đổi màu đèn LED cho bàn phím, màu mặc định là màu trắng, nhưng bản demo này bàn phím có màu xanh, đỏ. Khách hàng có thể yêu cầu màu đèn bàn phím theo ý thích.

Hiệu năng làm việc

Bài đánh giá thuộc diễn đàn VOZ khá chi tiết với các thử nghiệm tiêu chuẩn cũng như chuyên sâu bằng nhiều phần mềm đánh giá 3D phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo các kết quả dưới đây.

Tất nhiên, linh hồn của một hệ thống “chiến game” đáng quan tâm nhất với game thủ vẫn là hiệu năng “làm cỏ” những tựa game khủng ở mức khung hình ổn định. Hiệu năng của XG15-V3 cũng không phải hạng xoàng khi hệ thống có thể bon bon vượt sàn một cách nhẹ nhàng khi được trang bị “hàng khủng” GTX 860M mới cứng của NVIDIAvới các phép thử sau đây.

Kết luận

Nhìn chung với cấu hình cao và mức giá khoảng 27.5 triệu đồng, AFTERSHOCK XG15-V3 là một chọn lựa đáng giá của game thủ khi các thương hiệu khác như MSI, ASUS hay Dell đều có giá thành khá cao cho một chiếc laptop chuyên game. Dĩ nhiên, một khi chọn laptop chơi game, việc thân máy dày và nặng là một điều cần được chấp nhận, quan trọng hơn cả là hiệu năng của nó cũng như khả năng tản nhiệt – thứ dễ gây khó chịu cho người dùng sau thời gian dài sử dụng – đều được hoàn thiện tốt.

Theo Voz.vn

Nguồn: websosanh.vn