Bạn sẽ tiết kiệm được hóa đơn điện hàng tháng nếu biết ý nghĩa của chỉ số EER trên điều hòa
EER là gì? EER có ý nghĩa thế nào đối với điều hòa và nó liên quan thế nào tới lượng điện tiêu thụ hàng tháng? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.
-
Làm thế nào để biết điều hòa máy lạnh nhà bạn có tiết kiệm điện hơn nhà hàng xóm không chỉ qua một cái liếc mắt ?
-
Mua điều hòa 2 chiều tiết kiệm điện cho phòng ngủ – điều hòa LG DUALCOOL Inverter B13END là lựa chọn hàng đầu
-
5 dòng điều hòa inverter tiết kiệm điện từ hãng máy lạnh giá rẻ Gree
-
Những điều hòa LG tiết kiệm điện giá tốt được nhiều người ưa chuộng hiện nay
EER là gì?
Đây là chỉ số khá quan trọng mà người tiêu dùng cần biết khi mua điều hòa nhiệt độ, tuy nhiên, không một nhà phân phối nào show chỉ số này ra trên nhãn báo giá cả. Do đó mà sự quan trọng của nó cũng không được nhiều người biết đến.
Vậy rốt cuộc EER là gì?
Mỗi máy điều hòa không khí đều có một chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng. Chỉ số này ghi thông số mỗi oát (W) điện được sử dụng sẽ cho bao nhiêu đơn vị nhiệt Anh BTU/h (thường gọi là BTU).
Đối với máy điều hòa nhiệt độ dân dụng, chỉ số này là tỷ lệ hiệu suất năng lượng viết tắt là EER (Energy Efficiency Ratio). Đối với những máy điều hòa nhiệt độ hệ thống (trung tâm), chỉ số này là tỷ lệ hiệu suất năng lượng theo mùa, viết tắt là SEER (Seasonal Energy Efficiency Ratio).
Tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, châu Âu, Thái Lan, Singapore… chỉ số EER buộc phải ghi trực tiếp trên điều hòa, ở một nơi dễ nhìn thấy nhất. Rất nhiều hãng sản xuất máy điều hòa nhiệt độ tình nguyện tham gia chương trình ghi nhãn EnergyStar (chương trình tiết kiệm điện của Mỹ. Những sản phẩm nào được gắn nhãn này có nghĩa nó tiết kiệm điện hơn những sản phẩm không có nhãn ít nhất là 20% điện năng tiêu thụ). Các thiết bị được ghi nhãn EnergyStar đều cho biết chỉ số EER và SEER cao.
Tại Việt Nam, theo quy định đối với điều hòa nhiệt độ, việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết 31/12/2012 và bắt buộc dán nhãn năng lượng từ ngày 1/1/2013. Kể từ năm 2014, nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu thì không được nhập khẩu, sản xuất và phân phối trên thị trường kể từ năm 2014.
Như đã nói ở trên, bạn sẽ khó biết được chỉ số EER của máy điều hòa định mua là bao nhiêu nếu chỉ nhìn vào bảng giá, trong đó có ghi một vài thông số giới thiệu. Với phần lớn điều hòa nhiệt độ, đặc biệt là hàng nhập khẩu, chỉ số EER có ở trong quyển hướng dẫn sử dụng và thông số.
Tuy nhiên, với công thức tính EER dưới đây, bạn có thể biết chỉ số EER của máy điều hòa nhiệt độ là bao nhiêu và chỉ số EER như thế nào được coi là tiết kiệm điện.
Cách tính chỉ số EER
Chỉ số EER của máy điều hòa nhiệt độ được đo bằng tỷ số công suất lạnh BTU/h với công suất tiêu thụ điện tính bằng watt (BTU/h/W).
Ví dụ, nếu máy điều hòa nhiệt độ có chỉ số là 10.000 BTU tiêu thụ 1.200W điện, thì chỉ số của nó là 8,3 (tức là 10.000BTU/1.200W).
Chỉ số EER càng cao thì các sản phẩm điều hòa không khí càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng điều hòa có chỉ số cao luôn đi kèm với một mức giá cao hơn.
EER càng cao thì hóa đơn điện càng tăng?
Giả sử bạn được chọn giữa chiếc điều hòa công suất 10.000 BTU. Một cái có chỉ số EER 8,3 và tiêu thụ 1.200W điện, còn một cái có chỉ số EER 10 và tiêu thụ 1.000W. Sự khác biệt mức giá là 1.000.000 đồng (máy có chỉ số EER 10).
Để tính toán thời gian hoàn lại vốn cho sản phẩm đắt tiền hơn bạn cần biết:
+ Máy hoạt động khoảng bao nhiêu giờ mỗi năm
+ Trong vùng bạn sống, giá của 1 kWh điện là bao nhiêu
Bạn có kế hoạch sử dụng 1 chiếc máy điều hòa nhiệt độ dân dụng vào mùa hè (khoảng 5 tháng trong 1 năm, phụ thuộc vào nơi bạn sống) và máy sẽ hoạt động khoảng 8 tiếng một ngày. Giá điện bình quân nơi bạn sinh sống là khoảng 1.600 đồng/ kWh. Sự khác biệt trong tiêu thụ điện năng giữa hai sản phẩm là 200W, có nghĩa là cứ 5 tiếng, sản phẩm rẻ hơn sẽ tiêu thụ thêm 1kWh so với sản phẩm đắt tiền hơn.
Giả sử rằng có 30 ngày trong 1 tháng, và bạn thấy rằng trong suốt mùa hè đều phải mở máy điều hòa, ta có công thức:
5 tháng x 30 ngày/tháng x 8 h/ngày = 1200 h
[(1200 h x 200W) / (1000W/Kw)] x 1.600/kWh = 348.000 đồng
Kết luận: Như vậy, với khoản đầu tư ban đầu đắt hơn cho một chiếc máy lạnh công suất 10.000 BTU, bạn sẽ tiết kiệm được 3 năm và hàng chục năm về sau này nữa so với máy lạnh có cùng công suất nhưng chỉ số EER thấp hơn.
Có thể tin tưởng vào chỉ số BTU được không?
Người mua hãy lưu ý, không phải tất cả các chỉ số BTU đều đúng. Chỉ bởi vì chỉ số BTU được nêu cao trên những mẫu cụ thể, điều đó không có nghĩa nó nhất thiết đúng trong thực tế. Một số hãng sản xuất sẽ thổi phồng chỉ số BTU trên các đơn vị máy để tăng khả năng bán. Một số khác bảo thủ hơn thì giảm chỉ số EER, vì thế hãy nhớ rằng một máy điều hòa nhiệt độ dân dụng chỉ số EER thấp có thể không gây nhầm lẫn.
Tốt nhất là không cho phép chỉ số năng lượng trở thành tiêu chí duy nhất để bạn lựa chọn một sản phẩm máy điều hòa nhiệt độ. Nghiên cứu sản phẩm bạn đang cân nhắc cho ngôi nhà của mình và bạn sẽ hài lòng hơn khi mua sản phẩm.
Ích lợi của chỉ số EER là gì?
Những sản phẩm với chỉ số EER càng cao thì càng có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm được tiền bạc trong thời gian dài. Những nơi như văn phòng, doanh nghiệp, những nơi đòi hỏi các thiết bị chạy liên tục, chỉ số có thể chuyển thành tiết kiệm lớn trong thời gian ngắn. Những máy điều hòa di động có thể được sử dụng cả ở nhà lẫn văn phòng, bao gồm các cài đặt thương mại lớn, để đảm bảo người chủ gia đình hay doanh nghiệp tham gia vào làm tăng hiệu suất năng lượng.