Cách vệ sinh máy giặt cửa trên hiệu quả và không tốn thời gian

Nếu bạn luôn cảm thấy việc vệ sinh nhà cửa đã đủ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và bề bộn thì đừng lo, máy giặt hoàn toàn có thể được làm sạch bong và thơm tho chỉ với những bước cực kỳ nhanh gọn dưới đây :

 Máy giặt lồng đứng hay máy giặt cửa trên có diện tích lồng giặt rộng và cần dùng nhiều nước hơn máy giặt lồng ngang để giặt giũ, hiệu quả làm sạch của sản phẩm này cũng rất cao, rất hữu ích cho những gia đình có nhiều thành viên. Tuy nhiên máy giặt lồng đứng lại không có nhiều model được trang bị chế độ vệ sinh lồng giặt như máy giặt lồng ngang, người dùng chỉ biết đến cách làm sạch túi lọc bên trong lồng giặt và nghĩ như vậy là đủ để làm sạch máy giặt.

Bạn cần biết những bước làm sạch máy giặt dễ dàng và đơn giản không tốn nhiều công sức dưới đây để thực hiện thường xuyên giúp bảo quản máy giặt luôn bền lâu, làm sạch hiệu quả và không phát sinh mùi hôi khó chịu bên trong máy giặt.

 

Cách vệ sinh máy giặt cửa trên

Các máy giặt cửa trên dùng tốn nước hơn và lâu bị bẩn hơn, nhưng bạn vẫn cần phải vệ sinh máy định kỳ.

Nhiều máy giặt cửa trên hiện đại được trang bị sẵn chế độ vệ sinh máy giặt (sanitize cycle/clean washer). Bạn chỉ cần định kỳ sử dụng chế độ này cho máy giặt của mình bằng cách bấm nút để máy tự chạy, mua thêm bột tẩy máy giặt và đổ vào lòng máy giặt hoặc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên khác như bột soda baking, giấm, chanh để tăng hiệu quả làm sạch.

Chọn chế độ Sanitize khi muốn vệ sinh máy giặt tự động

Nếu máy giặt cửa trên của bạn không có chế độ tự làm sạch, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

– Túi lọc xơ vải là bộ phận cần làm sạch trước tiên và cần làm sạch ít nhất mỗi tuần 1 lần nếu bạn thường xuyên sử dụng máy giặt. Lưới lọc này sẽ lấy lại những cặn vải thừa và chất bẩn trong nước khi máy giặt, do vậy nếu để quá lâu trong máy thì hiệu quả làm sạch nước của máy giặt sẽ kém đi và dễ nhiễm bẩn ngược lại cho quần áo. Nên dùng bàn chải để cọ thật sạch túi lọc, làm sạch các cạnh bên của phần lắp túi lọc xơ vải trước khi lắp lại vào máy giặt.

– Tiếp tục dùng bàn chải đánh răng cọ sạch ngăn chứa bột giặt và các khe hở xung quanh khu vực miệng thùng giặt.

– Cài đặt máy ở chế độ nước nóng nhất và mức nước cao nhất rồi khởi động máy.

– Khi máy đã xả đầy nước, đổ vào đó 0,5l giấm trắng và 100g baking soda (lưu ý phân biệt baking soda và baking powder). Nếu không có sẵn giấm, có thể thay thế bằng 250ml nước chanh. Hỗn hợp này sẽ không những loại bỏ các chất bẩn và chất nhờn dính bên trong máy giặt mà còn loại bỏ các chất đóng cặn tạo ra từ các khoáng chất có trong nước.

– Tiếp theo là quá trình ngâm nước có pha chất tẩy rửa ở bên trong lồng giặt để làm sạch thật sự hiệu quả. Bạn có thể bật chế độ giặt ngâm ở máy giặt hoặc bấm xả nước ở chế độ cao nhất, hòa bột tẩy lồng giặt vào và bấm nút STOP để giữ nguyên mức nước trong 1 – 3 tiếng hoặc ngâm qua đêm, ngâm càng lâu càng tốt.

– Trong lúc đợi, có thể dùng khăn ẩm lau chùi các bộ phận bên ngoài máy giặt, chú ý vắt khô khăn khi lau phần bảng điện tử, không để nước đọng trên bảng điện tử.

– Khởi động lại máy giặt và để máy chạy hết chu trình.

– Khi máy đã làm xong và ngừng lại, kiểm tra lại các bộ phận của máy giặt, nếu còn các chất cặn bẩn cứng đầu, bạn cần dùng thuốc tẩy để làm lại quá trình trên.

Nếu thực hiện đều đặc và thường xuyên thì máy giặt sẽ khó tích tụ chất bẩn tồn đọng và vi khuẩn, nấm mốc và mùi hôi sẽ không có cơ hội phát triển. Có thể thấy, dùkhông có chế độ vệ sinh thì máy giặt lồng đứng của bạn vẫn được bảo quản tốt với những bước đơn giản và không tốn thời gian một chút nào. Việc bạn cần nhớ là đặt lịch nhắc nhở mỗi tháng hoặc dán sticker trên máy giặt đánh dấu ngày vệ sinh, như vậy là máy giặt luôn đảm bảo được làm sạch bóng, luôn hoạt động bền bỉ và hiệu quả hơn, giảm bớt những nguy cơ hư hỏng.

Nguồn: websosanh.vn