Đánh giá LG G Flex: Sự đột biến đến từ thiết kế (Phần 2)

Tuy sở hữu một thiết kế độc đáo có thể uốn cong, nhưng nhìn chung LG G Flex vẫn chưa đáp lại sự kỳ vọng của dân chơi công nghệ

Ở phần trước, chúng tôi đã gửi tới bạn đọc những đánh giá về thiết kế và khả năng hiển thị của màn hình cảm ứng trên chiếc LG G Flex. Tiếp theo đây sẽ là những nhận định về cấu hình, hiệu năng xử lý của máy và các tính năng đi kèm.

Đánh giá về phần cứng

G Flex radio

LG G Flex do được ra mắt vào nửa cuối năm 2013, do đó siêu phẩm này cũng có một phần cứng khá tương đồng với đa số các smartphone ở cùng phân khúc cao cấp bấy giờ. Cụ thể, đại diện của LG sở hữu một con chip xử lý Snapdragon 800 lõi quad-core, tốc độ 2.26GHz cùng 2GB RAM.

Khi đặt lên bàn cân so sánh, có thể dễ thấy rằng LG G Flex tỏ ra thua kém khá nhiều các mẫu smartphone của năm 2014, điển hình như Samsung Galaxy S5, Sony Xperia Z2 hay người anh em LG G3 về cả chip xử lý lẫn lượng RAM.

Tuy nhiên theo đánh giá chung, hiệu năng xử lý thực tế giữa các mẫu smartphone này không thực sự chênh lệch quá nhiều, do sự phát triển của các ứng dụng, cũng như phần mềm chưa thực sự “làm khó” được bộ vi xử lý dù là cách đây chừng 2 năm.

Về hiệu năng thực tế, khi dùng trình benchmark Geekbench 3, chúng tôi đo được khả năng của LG G Flex rơi vào 2245 điểm. Đây là một số điểm nằm ở mức khá, và nó hẳn là đánh bại được các đối thủ đời cũ hơn như Galaxy S4 hay HTC One M7 về mặt tốc độ xử lý.

Tuy nhiên khi so sánh với một vài siêu phẩm khác, thì LG G Flex vẫn tỏ ra thua kém khác nhiều, điển hình là Sony Xperia Z1 Compact với số điểm 2800 cũng với chip xử lý Snapdragon 800.

Nhìn chung như đã nói, tuy sự chênh lệch về phần cứng và hiệu năng xử lý là có, nhưng nó không thực sự nhiều tới mức chúng ta có thể dễ dàng nhận ra. Người dùng G Flex vẫn có thể hết sức thoải mái sử dụng các tính năng giải trí của máy bao gồm chơi games, xem phim HD, và làm việc đa nhiệm mà hầu như không gặp phải vấn đề gì.

Đánh giá về các tính năng khác

LG G Flex 19

Bên cạnh điểm nhấn rõ ràng về thiết kế, LG G Flex còn thu hút người dùng ở các ứng dụng đi kèm thú vị của nó.

Đầu tiên, không thể không nhắc tới việc siêu phẩm của LG là một trong số ít những thiết bị bấy giờ được trang bị phiên bản mới nhất của người khổng lồ Android – KitKat 4.4. Giao diện người dùng của G Flex cũng khá gần với UI cơ bản của Android.

Một bài thay đổi đáng chú ý với giao diện trên LG G Flex đó là sự cải tiến hình ảnh của các biểu tượng trên màn hình chính, tuy nhiên sự bố trí chúng được đánh giá là chưa thực sự hợp lý, và khiến cho không gian trở nên hơi chật chội. Thanh thông báo trạng thái cũng được thiết kế tệ hơn so với phiên bản gốc.

Về phần mềm và dung lượng bộ nhớ, LG cũng làm khó người dùng bằng việc không hỗ trợ thẻ nhớ trên thiết bị, bởi dù đã nâng mức dung lượng lên 32GB thì sau khi cài các ứng dụng cơ bản của máy, bộ nhớ còn lại cho các nhu cầu khác chỉ còn khoảng hơn 23 GB mà thôi.

Nguồn: websosanh.vn