Đánh giá LG G3 – siêu phẩm của LG năm 2014 (Phần 3: Hiệu năng)
Chiếc LG G3 có lẽ sẽ là một trong những siêu phẩm smartphone cuối cùng được lên kệ trong năm 2014, nhưng không có nghĩa nó là một kẻ chậm chân. Về cơ bản, LG G3 đã hoàn thành tốt vai trò kế nhiệm cho chiếc LG G2 vào năm ngoái.
-
Đánh giá siêu phẩm HTC One (M8) của năm 2014 (Phần 3: Hiệu năng)
-
Đánh giá Moto X: Siêu phẩm smartphone của Motorola trong năm 2014 (Phần 3: Hiệu năng)
-
Đánh giá siêu phẩm HTC One (M8) của năm 2014 (Phần cuối: Các tính năng)
-
Đánh giá LG G3 – siêu phẩm của LG năm 2014 (Phần cuối: Camera và các tính năng khác)
Ở phần trước, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc đánh giá tổng quan về thiết kế, và khả năng hiển thị của chiếc smartphone LG G3. Tiếp theo đây sẽ là những đánh giá về hiệu năng thực của máy.
Về hiệu năng
Không có nhiều sự lựa chọn cũng như sự khác biệt khi nhing vào phần cứng của các mẫu smartphone cao cấp ngày nay. Chúng gần như đều sử dụng một đời vi xử lý, cùng số lượng RAM, và chỉ chênh lệch một chút ở tốc độ xử lý và bộ xử lý đồ họa. LG G3 cũng không nằm ngoài vòng quay luẩn quẩn đó.
Cụ thể, máy sở hữu một bộ vi xử lý quad-core Snapdragon 801, một chi tiết cơ bản của các mẫu smartphone cao cấp trong năm 2014, với tốc độ xử lý lên tới 2.5GHz, cùng với 2GB RAM cho phiên bản bộ nhớ trong 16GB và 3GB RAM cho phiên bản 32GB. Các báo cáo cũng cho biết 1GB RAM chênh lệch giữa 2 phiên bản không đem lại sự khác biệt quá lớn về hiệu năng hoạt động trên LG G3.
Khi chạy thử nghiệm benchmark bằng trình Geekbench 3, LG G3 đạt số điểm khá thấp với chỉ 2425, so với Galaxy S5 (2908) và HTC One M8 (2840). Nó đồng thời cùng thấp hơn tới 10% so với 2 đối thủ với số điểm 16382.
Điều dẫn tới sự thua kém về hiệu năng này có thể được lý giải rằng LG đã không tung ra hết sức mạnh của bộ vi xử lý trên chiếc G3, nhằm hạn chế việc máy bị quá nóng trong quá trình hoạt động. Sở dĩ có lý do này cũng là do chiếc G3 có một màn hình “ngoại cỡ” cùng độ phân giải khủng, khiến cho các hoạt động của máy vô hình chung tốn nhiều tài nguyên và năng lượng hơn, và dễ dẫn tới nóng máy hơn.
Mặc dù vậy, trên thực tế thì người dùng sẽ hầu như không thể nhận ra được sự chênh lệch về hiệu năng này, khi so sánh với các siêu phẩm khác. LG G3 vẫn cho một chất lượng xử lý tuyệt vời khi chạy tốt các ứng dụng nặng, chơi mượt mà tất cả các trò chơi trên Play Store hiện nay, và cho chất lượng phim HD rất ấn tượng trên màn hình to, rõ nét của nó.
Về pin
Với một cục pin 3000mAh có thể tháo rời và thay thế với dung lượng lớn hơn cả những siêu phẩm như Galaxy S5, hay HTC One M8, người tiêu dùng có lẽ kỳ vọng rất nhiều vào một thời lượng pin ấn tượng với chiếc LG G3.
Tuy nhiên trên thực tế, nó lại chỉ nằm ở mức trung bình, và thứ duy nhất mà chúng ta có thể đổ tại, chính là ở màn hình độ phân giải QHD của nó. Với một màn hình rõ nét, sáng, và kích thước lớn như trên LG G3, bạn có thể thấy rõ được sức tiêu thụ của nó là lớn đến chừng nào.
Máy cho thời lượng sử dụng khoảng 1 ngày với tần suất sử dụng trung bình: một tiếng gọi thoại, 2 tiếng lướt web sử dụng Wifi và 3G, một tiếng nghe nhạc với chức năng GPS, bốn tiếng video streaming qua Wifi, và một tiếng chơi game 3D ở độ sáng màn hình 70%.
Để cải thiện cho điểm yếu này, trên LG G3 cũng được trang bị sẵn một số ứng dụng hữu ích giúp bạn quản lý thời lượng pin hiệu quả hơn.
(Còn tiếp) – Hãy cùng đến với những đáng giá tiếp theo của chúng tôi ở các phần sau nhé!
Nguyễn Nguyễn
Theo TrustedReview