Đánh giá LG G3 S – phiên bản mini của siêu phẩm G3 (Phần 2: Màn hình và camera)
LG G3 S là mẫu smartphone tầm trung ra đời dựa trên ý tưởng của siêu phẩm cùng tên, LG G3, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng những Samsung Galaxy S5 Mini, hay HTC One Mini 2
-
Đánh giá LG G3 S – phiên bản mini của siêu phẩm G3 (Phần 1: Thiết kế)
-
Đánh giá LG G3 S – phiên bản mini của siêu phẩm G3 (Phần cuối: Hiệu năng)
-
Đánh giá siêu phẩm iPhone 6: Thay đổi để tìm niềm cảm hứng (Phần 2: Màn hình và Camera)
-
Đánh giá iPhone 5S: Bao nhiêu tiền để xứng tầm siêu phẩm? (Phần 2: Màn hình và Camera)
Ở phần trước, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc đánh giá tổng quan về thiết kế của chiếc smartphone tầm trung LG G3 S. Tiếp theo đây sẽ là những đánh giá về khả năng hiển thị và chụp ảnh của máy.
Về khả năng hiển thị
Màn hình QHD trên LG G3 chắc chắn là một cuộc cách mạng về hiển thị trên các thiết bị di động vào năm nay, nhưng với tư cách là một smartphone “mini”, chiếc LG G3 S chỉ được hỗ trợ màn hình độ phân giải full HD 1280 x 720 giống như các mẫu tầm trung khác như Moto G hay S5 mini. Tuy nhiên với một màn hình kích thước lớn, đồng nghĩa với việc hình ảnh trên LG G3 S sẽ bị mờ đi đôi chút.
Mặc dù vậy, chất lượng hiển thị trên LG G3 S vẫn được đánh giá là khá tốt, với độ trung thực màu sắc cao, và một góc nhìn khá rộng. Thế nhưng chiếc smartphone này lại thiếu đi một chi tiết khá quan trọng, đó là bộ cảm biến ánh sáng.
Bộ cảm biến này gần như đã rất quen thuộc với người sử dụng, khi mà chúng ta có thể dễ dàng thấy chúng trên hầu hết các thiết bị smartphone ngày nay. Nó giúp cho màn hình điện thoại có thể tự động điều chỉnh độ sáng cho phù hợp với hoạt cảnh xung quanh, và thiếu đi nó khiến chúng ta phải tự thực hiện thao tác này, đôi khi có thể sẽ khiến bạn thấy rất bất tiện.
Về khả năng chụp ảnh
Khả năng chụp ảnh của LG G3 S được đánh giá nằm ở mức trung bình với một camera sau độ phân giải 8MP, có hỗ trợ đèn Flash, và một camera trước độ phân giải 1.3MP. Đây cũng là những thông số rất phổ biến, có thể dễ dàng tìm thấy trên hầu hết các thiết bị smartphone từ tầm trung cho tới phân khúc giá rẻ.
Tuy nhiên điểm yếu của LG G3 S đó là tốc độ chụp khá chậm chạp, mặc dù đã được hỗ trợ công nghệ lấy nét bằng laser. Nguyên do của vấn đề này đó là máy xử lý khá lâu thao tác cho ra ảnh độ phân giải 8MP từ bộ cảm biến, mặc dù ngay cả ở điều kiện lý tưởng, đầy đủ ánh sáng.
Ảnh chụp bị nhiễu sáng (noise) khi ánh sáng yếu
Ở điều kiện thiếu sáng, chất lượng ảnh chụp của LG G3 S còn tệ hơn, thường xuyên bị noise ảnh, và thiếu đi sự chính xác của màu sắc, cũng như ánh sáng. Ảnh chụp từ chiếc smartphone này cũng khá thiếu đi chiều sâu, độ chân thực màu sắc, và chi tiết cảnh vật.
(Còn tiếp) – Hãy cùng đến với những đáng giá tiếp theo của chúng tôi ở các phần sau nhé!
Nguyễn Nguyễn
Theo TrustedReview