Đánh giá máy tính bảng LG G Pad 8.3: khả năng đa nhiệm tuyệt vời

LG G Pad 8.3 là một máy tính bảng 8 inch cao cấp với nhiều tính năng, nhưng các thiết bị cạnh tranh có màn hình hiển thị sáng hơn và pin lâu hơn.

Ưu điểm:

– Bộ vi xử lý nhanh.

– Khả năng đa nhiệm tuyệt vời.

– Kiêm điều khiển ti vi từ xa.

– Thiết lập tính năng mạnh mẽ.

Nhược điểm:

– Màn hình mờ.

– Thời lượng pin dưới mức trung bình.

G Pad 8.3 8 inch sở hữu màn hình độ phân giải 1920 x 1200 pixel, đi kèm vi xử lý lõi tứ mạnh mẽ và thậm chí thiết bị có thể điều khiển TV. Thêm vào khả năng đa nhiệm nâng cao, G Pad 8.3 là một máy tính bảng hấp dẫn. Nhưng thiết bị của LG vấp phải sự cạnh tranh với iPad mini của Apple, Samsung Galaxy Tab 3 8.0 và Google Nexus 7. Làm thế nào để G Pad vượt trội hơn?

1. Thiết kế

a

G Pad 8.3 có kiểu dáng đẹp, nhỏ gọn, thiết kế khá giống Galaxy Tab 3 8.0 của Samsung với thân màu trắng, góc bo tròn và viền máy siêu mỏng. Phần nắp lưng máy bằng nhựa bọc nhôm cho cảm nhận cao cấp và bên phải là vị trí đặt loa kép. Màn hình máy 8,3 inch có logo LG màu bạc, bên phải là camera trước. Nút nguồn và nút chỉnh âm lượng nằm trên cạnh phải của máy. Cạnh trên gồm giắc cắm tai nghe, tích hợp hệ thống hồng ngoại IR blaster, thẻ microSD và microUSB ở cạnh đáy.

Máy có kích thước 21,6 x 12,7 x 0,83 cm lớn hơn một chút so với Samsung Galaxy Tab 3 8.0. Mặc dù sự khác biệt là nhỏ nhưng vẫn làm cho G Pad lớn hơn khi giữ bằng một tay. Bên cạnh đó, LG G Pad 8.3 cũng nặng hơn đối thủ cạnh tranh dù chỉ có khối lượng 338 gram.

2. Màn hình

G Pad 8.3 là tablet Android đầu tiên có màn hình độ phân giải 1920 x 1200 pixel, cao hơn Samsung Galaxy Tab 3 8.0 (1280 x 800 pixel). Khi thử nghiệm độ nhạy sáng, màn hình LG G Pad 8.3 đo được 273 lux, mờ hơn nhiều so với mức trung bình của tablet là 432 lux, trong khi iPad mini đạt 432 lux và dẫn đầu là Kindle Fire HDX với 480 lux. Với độ sáng thấp nên khi đặt phẳng trên bàn, màn hình nhìn xa tối hơn so với khi giơ lên.

3. Audio

Trong khi màn hình hơi gây thất vọng thì ngược lại loa kép phía sau LG G Pad mang đến âm thanh phong phú, âm vực rộng và nghe rõ ràng trong phòng kích cỡ vừa phải. G Pad 8.3 đạt mức âm lượng 79 dB, thấp dưới mức trung bình của tablet một chút. Không chỉ cho âm thanh lớn, LG G Pad 8.3 còn cho âm thanh trong trẻo và không bị biến dạng. Về điểm này, G Pad hơn hẳn Galaxy Tab 3 8.0 và iPad mini.

4. Bàn phím

Ngoài các tiêu chuẩn bàn phím Google Android, LG G Pad 8.3 còn đi kèm bàn phím độc quyền của LG. Bàn phím LG tỏ ra nhạy và dễ bấm khi giữ G Pad trong chế độ portrait (kiểu thẳng đứng), với cả hai ngón tay cái đều có thể tiếp cận các phím.

5. Giao diện

a

G Pad 8.3 chạy trên phiên bản Android 4.2.2 mượt, ổn định với giao diện đẹp. Màn hình khóa tùy chỉnh cho phép người dùng vuốt để mở 5 ứng dụng bao gồm Notebook, Email, Chrome, Gallery and Camera. Mỗi ứng dụng này có thể chuyển tới một ứng dụng khác trong menu cài đặt. Ngoài ra, màn hình chủ G Pad 8.3 có ba tính năng cơ bản và một tính năng thứ 4 giúp người dùng sử dụng các ứng dụng và các thiết lập trên máy.

Thanh thông báo G Pad có 15 thiết lập nhanh chóng tùy biến cho các ứng dụng bao gồm Wi-Fi, Sound, Bluetooth, QPair, Quick Remote, GPS, Sync, Rotation và nhiều hơn nữa. Phía dưới là thanh trượt để điều chỉnh độ sáng màn hình và thông báo âm lượng của thiết bị. Đa số người dùng thích tùy chọn có sẵn trên thanh thông báo nhưng nó khá lộn xộn trên G Pad, cáccài đặt menu shortcut là quá nhỏ và bị ẩn.

6. KnockOn

LG cũng mang tính năng KnockOn từ G2 tới G Pad 8.3. Đây là tính năng cho phép người dùng nhấp đúp vào màn hình để “đánh thức” hoặc tắt màn hình mà không cần phải nhấn nút nguồn. Tính năng KnockOn trên G Pad dường như phản hồi nhanh hơn trên G2.

7. Qpair

Ứng dụng Qpair của LG cho phép người dùng có thể kết nối G Pad với bất kì điện thoại thông minh nào chạy phiên bản Android 4.1 trở nên. Để sử dụng ứng dụng này, đầu tiên người dùng phải tải về smartphone, sau đó chạy các thiết lập trên thiết bị cầm tay và G Pad cùng một lúc để chúng có thể đồng bộ với nhau. Sau khi hoàn tất, người dùng sẽ nhận được các thông báo smartphone trên G Pad, chia sẻ QuickMemos giữa các thiết bị và thậm chí kích hoạt hotspot Wi-Fi của điện thoại từ máy tính bảng. Tuy nhiên, ứng dụng này không cho phép chuyển video, hình ảnh hay âm nhạc, làm giảm đi sự hấp dẫn vốn có.

8. Quick Remote

Với việc tích hợp hệ thống hồng ngoại IR blaster và ứng dụng Qick Remote, G Pad 8.3 có thể trở thành điều khiển TV hoặc set-top box hữu ích. So với, LG G2 người dùng không thể kiểm soát nhiều thiết bị trên G Pad, ví dụ như cho phép người dùng tương tác với tất cả mọi thứ từ TV và set-top box tới đầu đĩa DVD và điều hòa không khí.

9. Hiệu năng

G Pad 8.3 được trang bị vi xử lý lõi tứ Qualcomm Snapdragon 600, RAM 2 GB. Do đó, máy xử lý nhanh chóng các tác vụ hàng ngày. Người dùng có thể nhận thấy việc vuốt để mở màn hình và ứng dụng rất mượt mịn. Khi đo hiệu năng vi xử lý đa lõi chuẩn Geekbench 3, LG G Pad ghi được tới 1.717 điểm và vượt xa iPad mini chỉ có 767 điểm. Và khi kiểm tra hiệu suất tổng thể chuẩn Quadrant benchmark, thiết bị đạt 11.940, gấp hơn hai lần mức trung bình 4583 điểm.

10. Camera

Camera 5 megapixel phía sau máy cho hình ảnh sắc nét nhưng không tự nhiên bằng Galaxy Tab 3 cùng độ phân giải. Và khi quay video 1080p, G Pad cũng cho hình ảnh sắc nét nhưng không quá sáng.

11. Thời lượng pin

Thời lượng pin của G Pad không có gì ấn tượng. Trong thử nghiệm, G Pad 8.3 kéo dài thời gian sử dụng là 7 giờ 6 phút khi lướt web liên tục qua Wi-Fi với độ sáng màn hình 40%. Đây chỉ là mức dưới trung bình của tablet một chút.

Kết luận

G Pad 8.3 cho thấy sự nỗ lực mạnh mẽ của LG khi trở lại thị trường máy tính bảng. Thiết bị này cung cấp nhiều tính năng đa nhiệm tuyệt vời tương tự được tìm thấy trên smartphone của công ty, cùng âm thanh mạnh mẽ và tích hợp tính năng IR blaster. Sản phẩm đang được bán với giá từ 6.490.000đ.

Phi Phi

Laptopmag

Nguồn: websosanh.vn