Đánh giá smartphone 4 nhân giá rẻ 2,7 triệu đồng
Dù nằm trong phân khúc bình dân, Gionee P3 vẫn được trang bị chip 4 nhân tốc độ 1,3 GHz, cho điểm hiệu năng ngang ngửa với các dòng máy đắt tiền hơn như Samsung Galaxy S3, HTC One X.
-
Đánh giá điện thoại W E10 – smartphone tốt nhất dưới 2 triệu đồng
-
Đánh giá Xiaomi Redmi 4A – smartphone tốt nhất trong tầm giá 2 triệu đồng
-
Smartphone 4 nhân giá chỉ 3.2 triệu có sức mạnh rất đáng nể
-
Điện thoại Huawei Mate 20 và Mate 20 Pro ra mắt tại Việt Nam: Giá chỉ từ 15,9 triệu đồng – Nhận quà 10 triệu
Thị trường smartphone giá rẻ dịp cuối năm 2013 trở nên nhộn nhịp hơn nhiều khi không chỉ có “màn”giảm giá lớn của một loạt model như Lumia 520, Galaxy Trend hay Find Muse, mà còn có sự xuất hiện của một số mẫu smartphone sở hữu cấu hình ấn tượng nhưng giá lại rất thấp như Gionee P3.
Thiết kế không phải là điểm mạnh của Gionee P3 khi máy có màn hình 4,3 inch, không quá lớn so với xu hướng Android hiện nay.Ngoại hình của máy có phần thô khi viền màn hình dày, một số chi tiết được sắp xếp chưa cân đối như phần loa thoại, camera phụ. Khung viền bao quanh máy được làm từ nhựa cứng phủ lớp sơn nhũ thay vì màu kim loại bóng như nhiều smartphone Android cùng tầm tiền. Tương tự như mặt trước, mặt sau của Gionee P3 cũng khá đơn giản với camera 5 “chấm” được đặt gồ lên khỏi nắp lưng, điểm đáng khen là đèn flash trợ sáng đã không bị cắt gọt.
Smartphone giá rẻ của Gionee bề ngoài không bắt mắt nhưng bù lại cho cảm giác cầm tốt nhờ trọng lượng khá lớn, không tạo ra cảm giác hụt hẫng như với nhiều model bình dân trong cùng tầm tiền. Cạnh dày cùng mặt lưng hơi bo nhẹ giúp máy ôm tay. Nắp lưng bằng nhựa của máy có độ khít tốt, không cho thấy hiện tượng ọp ẹp và cũng khá dễ dàng tháo để thay thế pin, lắp thêm thẻ nhớ hay đổi sim.
Cũng như thiết kế, màn hình không phải là điểm nổi bật trên Gionee P3 mà chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được. Với kích thước 4,3 inch và độ phân giải 800 x 480 cho mật độ điểm ảnh ở mức trung bình 240 ppi. Màn hình P3 thể hiện độ nét khá tốt ở khoảng càch xem thông thường và chỉ thấy hiện tượng răng cưa, rỗ nhẹ khi nhìn sát, giúp cho việc lướt web khá thoải mái. Màn cảm ứng của máy lại cho thao tác phản hồi khá nhạy và chính xác, hỗ trợ tối đa tới 5 điểm chạm đồng thời.
Tuy có độ sáng cao, màu sắc, độ tương phản và góc nhìn ở màn hình của P3 chỉ nằm ở mức trung bình khiến cho việc xem phim chưa đã mắt. Góc nhìn của máy khá hẹp, đặc biệt khi nhìn nghiêng từ bên trên xuống hay phía dưới lên. Dưới nguồn ánh sáng mạnh như các bóng đèn hay mặt trời, màn hình Gionee P3 bị bóng và lóa khá rõ. Trong khi màu sắc hiển thị kém trung thực.
Bù đắp cho những điểm chưa mạnh về ngoại hình, Gionee P3 sở hữu cấu hình thuộc hàng mạnh nhất trong số những smartphone Android cùng tầm tiền.Những thử nghiệm nhanh bằng các công cụ benchmark quen thuộc nhưAntutu,QuadranthayNenamarkcho thấy điểm số của P3 bỏ xa những mẫu smartphone tầm thấp và trung cấp của Samsung, LG hay Sony, thậm chí ngang ngửa với những model tầm cao như Galaxy S3, Nexus 4 hay One X. Không quá khó để P3 có thể xử lý được các game 3D đẹp mắt như Dead Trigger 2 hay Asphalt 7…
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế mà Gionee P3 vướng phải giống như hầu hết smartphone Android giá rẻ khác đó là có bộ nhớ RAM đủ dùng, 512 MB, bộ nhớ trong để lưu trữ các file cài đặt không lớn. Điều này khiến cho khả năng hoạt động đa nhiệm của máy không thật trơn tru, ngoài ra khi cài các trò chơi dung lượng cao người dùng cũng phải hạn chế và không thể cài nhiều cùng lúc tránh trường hợp bị tràn bộ nhớ.
Gionee P3 chạy hệ điều hành Android Jelly Bean 4.2.2 nên tích hợp khá đầy đủ các tính năng, đáp ứng tốt nhu cầu giải trí lẫn làm việc, truy cập mạng. Máy sở hữu một giao diện trẻ trung với các icon nhiều màu sắc, cho phép tùy chọn thêm các giao diện mới từ Internet hay thay đổi hiệu ứng chuyển trang. Đây là một điểm thú vị của sản phẩm.
Ngoài ra, Gionee còn tinh chỉnh lại cách bố trí thanh thông báo, mục Cài đặt của Android gốc, giúp người dùng dễ thay đổi các thiết lập trên điện thoại, tốn ít thời gian hơn. Các tiện ích thường thấy như ghi chú, nghe FM, xem la bàn số hay đèn pin được nhà sản xuất tích hợp sẵn, nhà sản xuất còn được bổ sung thêm các công cụ cho phép kết nối điện thoại với bàn phím, chuột không dây, tối ưu khả năng hoạt động của bộ xử lý hay tự động tiết kiệm điện năng.
P3 được trang bị camera 5 megapixel ở mặt lưng và 0,3 megapixel ở mặt trước. Tuy có chất lượng ảnh và video chỉ nằm ở mức trung bình, model tới từ Gionee lại có được lợi thế là tích hợp nhiều tính năng và tiện ích mở rộng, không thua kém các smartphone đắt tiền hơn như có sẵn nhiều chế độ cảnh chụp mặc định, chụp ảnh toàn cảnh Panorama, lồng thêm khung, nhận diện nụ cười, áp hiệu ứng màu, chụp HDR hay tự do tinh chỉnh các thông số máy ảnh…
Kết nối 2 sim 2 sóng online, chip 4 nhân cùng viên pin ở mức 1.700 mAh khiến thời gian sử dụng của Gionee P3 chấp nhận được. Máy cho phép hoạt động trong vòng gần 1 ngày (từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối) với mức độ sử dụng trung bình và hoạt động trên nền mạng 3G.
Dù vậy, với mức giá chưa tới 3 triệu đồng cùng chip 4 nhân mạnh mẽ và tích hợp đầy đủ những tính năng cần thiết, Gionee P3 xứng đáng là smartphone “bình dân” tốt trong tầm tiền. Những thiếu sót ở thiết kế, chất lượng camera hay màn hình có thể chấp nhận được.