Đánh giá smartphone giá rẻ Sony Xperia E3
Xperia E3 tuy mang thân phận giá rẻ nhưng nó lại có thiết kế như dòng Z cao cấp của hãng, một bộ não trung bình trong một thân hình đẹp.
-
Đánh giá điện thoại Sony Xperia M2: Smartphone giá rẻ của Sony (Phần 1: Thiết kế)
-
Đánh giá Sony Xperia M2: Smartphone giá rẻ của Sony (Phần cuối: Các tính năng)
-
Đánh giá Sony Xperia M2: Smartphone giá rẻ của Sony (Phần 2: Màn hình và Camera)
-
Đánh giá Sony Xperia M2: Smartphone giá rẻ của Sony (Phần 3: Hiệu năng)
Websosanh -Xperia E3 tuy mang thân phận giá rẻ nhưng nó lại có thiết kế như dòng Z cao cấp của hãng, một bộ não trung bình trong một thân hình đẹp. Hơn nữa Xperia E3 còn sở hữu kết nối 4G LTE, là một trong số ít điện thoại tầm trung có hỗ trợ LTE. Cùng chúng tôi đánh giá ưu nhược điểm của Xperia E3.
Thiết kế
Mặc dù vỏ ngoài được thiết kế bằng chất liệu nhựa nhưng Xperia E3 trông thực sự đẹp mắt và chắc chắn. Máy có khung sườn bo tròn và mang phong cách của các dòng Xperia cao cấp như Xperia Z2.
Sony Xperia E3 có thiết kế bắt mắt
Bên cạnh đó, các nút bấm trên thân máy cũng được thiết kế giống như các dòng cao cấp, nhất là nút nguồn lớn khá nổi bật ở cạnh phải. Sony đã bỏ qua nút camera vật lý, mà chúng ta đã thấy trên Xperia M2 Aqua. Bạn có thể sử dụng các nút âm lượng để chụp ảnh.
Các nút vật lý và khe cắm bố trí khá giống các điện thoại Xperia khác
Xperia E3 sở hữu màn hình 4,5 inch nhưng nó chỉ chiếm 58.6% diện tích mặt trước, do thiết kế viền màn hình của Xperia E3 hơi lớn, cạm nhận của tôi khi nhìn là hơi mất cân đối. Tuy nhiên, chính đặc điểm này và kiểu thiết kế mặt lưng phủ cao su có độ ma sát cao giúp việc cầm nắm thiết bị thoải mái và chắc chắn hơn.
Dù không có thiết kế nguyên khối nhưng pin của máy không thể tháo rời,bạn chỉ có thể mở nắp lưng để gắn thẻ sim và thẻ microSD. Tuy nhiên đây có thể xem là điểm yếu nhỏ đối với một sản phẩm tầm trung.
Pin không thể tháo rời dù Sony Xperia E3 không có thiết kế nguyên khối
Xperia E3 có một màn hình 4.5 inch IPS LCD, nhưng có độ phân giải khá khiêm tốn 480×854 pixel với mật độ điểm ảnh là 218ppi.
Tuy vậy, xét về màu sắc và độ tương phản thì có thể nói màn hình của Xperia E3 “nhỉnh” hơn một chút so với các smartphone khác cùng phân khúc. Ngoài ra, màn hình có góc nhìn khác rộng, màn hình có độ sáng tối đa tương đối cao nên cũng khá thoải mái khi dùng ngoài trời sáng.
Chất lượng hình ảnh không đến nỗi tệ
Với phép thử cảm ứng thì Xperia E3 hỗ trợ đa tối đa 5 điểm chạm. Với điều kiện sử dụng bình thường màn hình đáp ứng tốt, nhanh với mọi thao tác cảm ứng. Nhưng khi tay bị mồ hôi hoặc quá khô thì rất khó khăn để sử dụng, nhất là khi nhắn tin, nhập liệu. Để khắc phục điều này, trong phần thiết lập màn hình (Display), Sony bổ sung thêm chức năng thao tác với găng tay để tăng độ nhạy của màn hình cảm ứng.
Chức năng camera và chụp ảnh
Camera
Nếu so với nhiều smartphone cùng tầm giá khác thì thông số camera của E3 được xếp vào loại trung bình. Camera chính ở mặt sau chỉ có độ phân giải 5 megapixel với đèn flash đơn và camera phụ phía trước chỉ hỗ trợ độ phân giải VGA. Tuy nhiên, chất lượng thực tế không nằm ở con số.
Ảnh chụp bằng camera chính không có cân bằng sáng
Ảnh chụp bằng camera chính sử dụng cân bằng sáng
Ảnh chụp ở độ phân giải tối đa 2.592х1.944 pixel trên Xperia E3 trong điều kiện ban ngày, đủ sáng thì chất lượng ảnh là khá tốt với độ sắc nét tương đối, màu sắc trung thực. Nhưng điểm yếu dễ dàng nhận thấy khi sử dụng chức năng chụp ảnh ở Xperia E3 là tốc độ khởi động camera và tốc độ chụp chậm.
Ảnh chụp chế độ panorama
Chất lượng ảnh chụp ở camera trước chỉ đủ để chia sẻ lên các mạng xã hội và gọi các cuộc gọi video vì độ sắc nét kém và khá nhiễu hạt.
Giống như các dòng smartphone cao cấp khác của Sony, ứng dụng Camera của Xperia E3 được trang bị nhiều tính năng, chế độ chụp và người dùng cũng có thể bổ sung thêm công cụ hỗ trợ từ kho ứng dụng Sony Select.
Tôi đánh giá cao các chế độ chụp được cài sẵn mặc định trên Xperia E3 như tự động nhận diện cảnh chụp (Scene Auto), chụp với hiệu ứng thực tế ảo (AR Effect), thêm hiệu ứng lọc màu, chụp liên tục (Timeshift Burst), chia sẻ video theo thời gian thực lên mạng xã hội (Social Live), chụp toàn cảnh (Sweep Panorama) và phát video trực tiếp lên YouTube. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chỉnh thủ công các thông số như White Balance, EV… với chế độ chụp Manual để có được bức ảnh ưng ý nhất.
Hệ điều hành và tính năng
Sony Xperia E3 được cài sẵn hệ điều hành Android 4.4.2 KitKat với giao diện tùy biến đặc trưng giống như các dòng Xperia trước.
Ngoại trừ việc chọn Chrome Browser làm trình duyệt mặc định trên sản phẩm thì các ứng dụng cài sẵn khác trên Xperia E3 (và các smartphone khác của Sony hiện nay) đều do chính Sony phát triển và có những điểm khác biệt, có thể kể đến như ứng dụng Walkman, Movies phục vụ việc nghe nhạc với nhiều tùy chỉnh và chia sẻ, What’s New để cập nhật tin tức, Album để sử dụng các chức năng liên quan đến trình diễn, chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh.
Nhìn chung, chúng tôi không có gì phàn nàn về các ứng dụng cài sẵn của Sony vì tất cả đều được hãng chăm chút khá kỹ lưỡng.
Giao diện của Xperia E3 giống như các dòng smartphone Xperia khác của Sony
Giống như các dòng Xperia cao cấp khác, E3 cũng được tích hợp chức năng tự động điều chỉnh chất lượng âm thanh của loa trong (Clear Phase) và tăng âm lượng của loa trong với xLOUD. Chức năng tăng độ lớn của loa rất hữu ích giúp âm thanh lớn hơn so với mặc định và rõ ràng hơn.
Hiệu năng, pin và các kết nối
Sony Xperia E3 trang bị chip SoC Qualcomm MSM8926-2 Snapdragon 400 thường thấy trên các dòng smartphone tầm trung và giá rẻ. Bên trong chip này có vi xử lý 4 nhân Cortex-A7 tốc độ 1,2 GHz và vi xử lý đồ hoạ Adreno 305, ram 1GB, bộ nhớ mặc định 4 GB. Bộ nhớ thực chất bạn có thể sử dụng để lưu trữ và cài đặt phần mềm chỉ khoảng 2GB, đây là dung lượng khá nhỏ, mặc dù có thể mở rộng thêm bộ nhớ bằng thẻ microSD lên đến 32GB nhưng tôi vẫn thấy chút bất tiện. Với một thiết bị Android nói chung thì mức RAM như vậy sẽ rất khó để có được hiệu quả sử dụng tốt khi dùng đa nhiệm.
Hiệu năng thực tế của máy ở mức trung bình khá. Máy có thể đảm nhận khá tốt mọi ứng dụng, nhưng với các ứng dụng nặng, chụp ảnh lại khá chậm. Máy cũng sẽ gặp tình trạng ì ạch khi bạn chạy cùng lúc nhiều ứng dụng và chơi các game nặng như Asphalt 8, Candy Crush Soda Saga…
Một nhược điểm khác nữa ở Xperia E3 là máy hơi nóng khi chạy các ứng dụng nặng và khi dùng máy lâu.
Nếu người dùng sử dụng máy để chụp ảnh, lướt web, cập nhật mạng xã hội, thỉnh thoảng chơi game nhẹ thì Xperia E3 sẽ phù hợp. Nhưng nếu chú trọng đến hiệu năng đồ hoạ, sử dụng các ứng dụng cao cấp thì nên chọn các sản phẩm có mức RAM cao hơn.
Về thời lượng dùng pin, máy cũng đạt được thời lượng sử dụng hơn 1 ngày sử dụng với các tác vụ bình thường, bật 3G, Wi-Fi liên tục.
Sony Xperia E3 hỗ trợ kết nối 2G, 3G, LTE Cat4 150/50 Mbps. Phần còn lại của các tính năng kết nối bao gồm Wi-Fi b / g / n và Wi-Fi Direct. Ngoài ra còn hỗ trợ Bluetooth 4.0, GPS và GLONASS, cộng với một đài FM với RDS. Ngoài ra còn có kết nối NFC hỗ trợ Android Beam để gửi các tập tin vào thiết bị Android khác. Không có cổng IR.
Các giao thức kết nối điện ANT + xử lý các kết nối với các phụ kiện thể thao khác nhau như theo dõi nhịp tim hoặc tốc độ đạp xe.
Có một cổng microUSB 2.0 để sạc và kết nối dữ liệu. Chế độ chuyển giao phương tiện truyền thông được hỗ trợ cho việc truy cập của điện thoại bộ nhớ trong và thẻ nhớ microSD qua cáp USB.
Các cổng microUSB 2.0 cũng có thể được sử dụng ở chế độ On-the-go để kết nối thiết bị ngoại vi USB như ổ đĩa bút, bàn phím hay các ổ đĩa cứng USB thực.
Cổng microUSB không có chức năng TV-out, nhưng nếu bạn sở hữu một HDTV tương thích, bạn có thể xuất ra màn hình của điện thoại không dây qua giao thức Miracast hoặc tùy chọn kết nối Throw Xperia của Sony. Ứng dụng cho phép bạn chia sẻ phương tiện truyền thông của bạn thông qua DLNA bằng cách tạo ra một máy chủ phương tiện truyền thông và kết nối với một bộ điều khiển không dây PlayStation DualShock 3.
Minh Hường
Theo Gsmarena
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên ở Việt nam