Đánh giá tổng quan ưu nhược điểm của Sony Xperia Z3
Tổng kết lại, Sony Xperia Z3 hoàn toàn là một thiết bị đủ sức cạnh tranh với tất cả các đối thủ ở phân khúc cao cấp hiện nay, với cấu hình mạnh mẽ, màn hình chưa thực sự ấn tượng, nhưng bù lại ở thời lượng pin.
-
Đánh giá tổng quan ưu nhược điểm của smartphone Asus Zenfone 5
-
Đánh giá tổng quan và ưu nhược điểm của Samsung Galaxy S5 phiên bản mini
-
Đánh giá ưu và nhược điểm của máy tính bảng Sony Xperia Tablet Z
-
So sánh ưu nhược điểm của Sony Xperia M2 và BlackBerry Z10
Ưu điểm:
– Pin có thời lượng tuyệt vời
– Sở hữu phần cứng mạnh mẽ, cùng các thông số kỹ thuật ấn tượng
– Được xây dựng trên nền tảng của sự thành công vốn có của dòng Xperia
– Khả năng chống nước, chống bụi
Nhược điểm:
– Tuy là sản phẩm của Sony nhưng không hỗ trợ tính năng PS4 Remote Play
– Trong quá trình sử dụng có một số lỗi hệ điều hành
– Chất lượng hiển thị của màn hình vẫn chưa thực sự ấn tượng
Đánh giá tổng quan
Về cơ bản, Sony Xperia Z3 không phải một phiên bản thực sự đột phá của nhà sản xuất xứ sở hoa anh đào. Tuy rằng sở hữu phần cứng được nâng cấp, nhưng với việc chỉ ra mắt vài tháng sau phiên bản Xperia Z2, cộng với việc không có nhiều đổi mới về thiết kế, tính năng, phần nào khiến cho siêu phẩm này không thực sự thành công như mong đợi.
Cùng với sự ra đời của Xperia Z3, Sony cũng ngay lập tức tung ra các phiên bản thu gọn, và kích thước lớn của nó là Xperia Z3 Compact và Xperia Z3 Tablet nhằm thỏa mãn được mọi nhu cầu về kích thước của người tiêu dùng, đây được đánh giá là một bước đi thông minh của Sony.
Trong một vài lần họp báo, Sony cũng chia sẻ rằng lý do các flagships được ra mắt với mật độ dày và nhanh chóng đơn giản là vì họ muốn bắt đầu tạo nên làn sóng trên thị trường smartphone cao cấp, và cách để họ thực hiện điều đó là luôn tạo ra những làn sóng mới trên thị trường
Về thiết kế
Không có gì phải nhắc tới quá nhiều, khi mà thiết kế trên chiếc Z3 không khác nhiều so với những người tiền nhiệm của nó. Trên thực tế, cũng không cần thiết cần phải có một sự khác biệt gì quá nhiều từ những thứ đã tốt, và đang đi đúng quỹ đạo của nó.
Vẫn sở hữu thiết kế cân đối omni-balance, chất liệu nhôm nguyên khối, kính cường lực ở mặt trước và mặt sau, và bao quanh bởi một lớp viền nhôm dày, nhưng cảm giác rất thoải mái khi trên tay. Khác với Apple trong nỗ lực làm “to hóa” thiết bị smartphone của mình, thì Xperia Z3 lại nhỏ hơn, mỏng hơn so với người tiền nhiệm Z2. Các cạnh và góc cũng bo tròn hơn, tạo cảm giác ôm tay, thoải mái hơn so với Z2.
Về phần cứng
Bên trong vỏ máy, Xperia Z3 mang tới người dùng một bộ vi xử lý quad-core Snapdragon 801 tốc độ 2.5GHz, và một màn hình 5,2-inch full HD (1,920 x 1,080 pixels) giống như Z2. Các thông số khác của máy bao gồm 3GB RAM, hai phiên bản bộ nhớ trong 16GB và 32GB, camera 20.7 MP truyền thống của dòng Xperia Z.
Không giống như các nhà sản xuất khác, bao gồm cả Samsung – những người đi đầu trong việc đột phá màn hình có độ phân giải khủng “Quad HD” (2,560 x 1,440 pixels), Sony vẫn gắn bó với màn hình full HD đối với siêu phẩm Z3, và điều này vô hình chung tạo nên thế mạnh của chiếc smartphone này so với các đối thủ khác, đó là thời lượng pin được kéo dài lên một con số ấn tượng.
Tổng kết lại, Sony Xperia Z3 hoàn toàn là một thiết bị đủ sức cạnh tranh với tất cả các đối thủ ở phân khúc cao cấp hiện nay, với cấu hình mạnh mẽ, màn hình chưa thực sự ấn tượng, nhưng bù lại ở thời lượng pin. Các tính năng đi kèm bao gồm khả năng chụp ảnh, multimedia, đa nhiệm,.. cũng được đáp ứng ở mức tốt. Tuy nhiên giá thành còn khá cao vẫn là một rào cản vô hình chắn giữa Sony Xperia Z3 và người sử dụng muốn tiếp cận siêu phẩm này.
Nguyễn Nguyễn
Theo Techradar