Đánh giá Xperia Z3 – Niềm tự hào của Sony (Phần 2: Phần cứng và hiệu năng)
Nối tiếp sự thành công của những người tiền nhiệm Z1 và Z2, Sony tiếp tục trình làng siêu phẩm Xperia Z3 ngay trong năm 2014 với hi vọng liên tục thổi những làn gió mới vào phân khúc smartphone cao cấp
-
Đánh giá chi tiết smartphone tầm trung Sony Xperia T3 (Phần 2: Phần cứng và hiệu năng)
-
Đánh giá siêu phẩm iPhone 6: Thay đổi để tìm niềm cảm hứng (Phần cuối: Phần cứng và các tính năng khác)
-
Đánh giá Sony Xperia SP – Phần mềm, hiệu năng, thời lượng pin và các tính năng khác (Phần 1)
-
Đánh giá Sony Xperia SP – Phần mềm, hiệu năng, thời lượng pin và các tính năng khác (Phần 2)
Ở bài viết trước, chúng tôi đã phân tích tổng quan về thiết kế, và chất lượng hiển thị trên siêu phẩm Xperia Z3 của Sony. Phần này sẽ tiếp tục với cấu hình và hiệu năng thực tế của chiếc smartphone cao cấp này.
Đánh giá về phần cứng
Không có nhiều cải tiến về phần cứng trên Sony Xperia Z3, so với chiếc Z2 được ra mắt hồi đầu năm. Với bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 801 lõi quad-core Krait 400 tốc độ 2.5GHz, GPU Adreno 330, cùng 3GB bộ nhớ RAM, Xperia Z3 vẫn là một trong những thiết bị có phần cứng mạnh mẽ nhất thời điểm hiện nay, ngang bằng với các siêu phẩm LG G3, HTC One M8 hay Samsung Galaxy S5.
Tuy nhiên chắc hẳn nhiều người vẫn tự hỏi rằng, vậy thì sự khác biệt giữa 2 phiên bản Z2 và Z3 đến từ đâu? Tại sao Sony lại tạo ra một phiên bản mới chỉ một chút mạnh hơn so với người tiền nhiệm của nó (bộ xử lý tốc độ 2,5GHz so với 2,3 trên Z2), chắc hẳn phải có một điểm nào đó khiến cho flag-ship này vượt trội hơn hẳn, hay nói chính xác hơn là một nâng cấp thực sự.
Điều này sẽ được chúng tôi giải thích rõ ràng hơn ở hạng mục bên dưới.
Đánh giá về hiệu năng
Có thể sẽ khá bất ngờ với bạn nếu biết rằng, trên thực tế, Sony Xperia Z3 không những chẳng nhanh hơn Z2 là bao, mà còn vướng phải nhiều lỗi hơn người tiền nhiệm này khi thử nghiệm với trình benchmark Geekbench 3. Các lỗi như kiểu ứng dụng bàn phím nảy lên và xuống, không phản hồi tốt với các mô phỏng tương tác xuất hiện phổ biến. Bên cạnh đó, chiếc smartphone này cũng thỉnh thoảng vướng phải lỗi khiến thanh thông báo trạng thái bị kẹt ở giữa chừng khi đang ở màn hình khóa.
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng bất cứ thiết bị điện tử nào đều có những lỗi phát sinh nhất định, không có thiết bị nào là hoàn hảo. Rất đáng mừng đó là các lỗi trên Xperia Z3 có thể được “vá” thông qua các bản cập nhật trong tương lai.
Sony Xperia Z3 vẫn có một phần cứng mạnh mẽ thuộc top smartphone hiện nay
Xét về hiệu năng, máy hoạt động khá tốt, nhanh và mượt với số điểm 2770 khi chạy đa nhân tuy chưa thực sự ấn tượng nếu so với 2908 trên Galaxy S5 và 2840 trên One M8.
Pin của Xperia Z3 cũng rất ấn tượng, bền bỉ hơn nhiều so với Galaxy S5 hay LG G3 do màn hình có độ phân giải thấp hơn (full HD so với qHD) khiến hiệu năng của máy vô hình chung được cải thiện đáng kể.
Tổng kết lại, Sony Xperia Z3 hoàn toàn là một thiết bị đủ sức cạnh tranh với tất cả các đối thủ ở phân khúc cao cấp hiện nay, với cấu hình mạnh mẽ, màn hình chưa thực sự ấn tượng, nhưng bù lại ở thời lượng pin. Các tính năng đi kèm bao gồm khả năng chụp ảnh, multimedia, đa nhiệm,.. cũng được đáp ứng ở mức tốt. Tuy nhiên giá thành còn khá cao vẫn là một rào cản vô hình chắn giữa Sony Xperia Z3 và người sử dụng muốn tiếp cận siêu phẩm này.
Nguyễn Nguyễn
Theo Techradar