Đi tìm sự khác biệt giữa Nokia Lumia 830 và Lumia 930
Trong khi Nokia Lumia 930 là một thiết bị cao cấp của dòng Lumia, thì 830 chỉ thuộc phân khúc tầm trung. Tuy nhiên nó lại sở hữu khá nhiều tố chất và tính năng độc đáo, giúp người dùng vừa lòng với những gì mang lại
-
So sánh sự khác biệt giữa BlackBerry Passport và Nokia Lumia 930
-
Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Nokia Lumia 1520 và Motorola Moto X
-
So sánh sự khác nhau giữa LG G4 và Nokia Lumia 930
-
Đi tìm sự khác biệt giữa Lumia 1020 và Samsung Galaxy S5
Nokia Lumia 830
Ưu điểm:
– Kiểu dáng trẻ trung, bắt mắt với nhiều màu sắc
– Khả năng chụp ảnh thiếu sáng ấn tượng
– Camera độ phân giải cao với 10MP
Nhược điểm:
– Bộ vi xử lý trung bình
– Nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tầm giá
Ưu điểm:
– Màn hình sáng, thiết kế đẹp
– Camera tốt, ngay cả ở điều kiện thiếu sáng
– Sở hữu bộ sưu tập thú vị với các ứng dụng của Nokia
Nhược điểm:
– Thời lượng pin chưa thực sự tốt
– Thiết kế có hơi quá “vuông thành sắc cạnh”
– Windows Phone còn khá yếu về các ứng dụng và trò chơi
– Camera không có chế độ HDR
Nokia Lumia 930, hay còn được biết đến dưới tên gọi Lumia Icon tại Mỹ là mẫu điện thoại với màn hình 5 inch chạy nền tảng Windows Phone 8.1 nối tiếp sự thành công của Lumia 925, và cạnh tranh trực tiếp với các siêu phẩm cao cấp iPhone 5S, HTC One M8, Samsung Galaxy S5, Sony Xperia Z2 ở phân khúc smartphone cao cấp.
Bên cạnh đó, Lumia 830 chỉ có giá thành khoảng 8 triệu đồng nhưng vẫn được Microsoft “ưu ái” trang bị khá nhiều tính năng của phần cứng cũng như phần mềm, gần tương tự như người anh em 930. Đây cũng là một sự lựa chọn đáng giá với người dùng không muốn bỏ quá nhiều tiền để mua một chiếc smartphone, nhưng vẫn sở hữu một thiết bị mạnh mẽ và nhiều tính năng.
Cùng chúng tôi đánh giá và chọn ra xem đâu mới là sự lựa chọn tối ưu hơn cả nhé
So sánh về thiết kế
Nokia Lumia 930 là mẫu smartphone được đánh giá cao bậc nhất trong dòng Lumia
Nhìn chung, Lumia 930 là một mẫu smartphone được thiết kế hoàn thiện, và có cảm giác của một thiết bị cao cấp bậc nhất trong số series Lumia hiện nay trên thị trường. Về kích thước, Lumia 930 khá to, với tông màu sáng, được bao quanh bởi lớp viền kim loại sáng bạc dày và chắc chắn. Phía sau máy được phủ một lớp nhựa nhám polycarbonate, và người dùng có thể lựa chọn 4 màu vỏ cơ bản của Lumia 930 là vàng, cam, đen và trắng.
Lumia 930 cũng khá dày (9.8mm) so với Galaxy S5 (8.1mm) và HTC One M8 (9.35mm), và có thiết kế hình hộp vuông thành sắc cạnh. Do đó, thiết bị tạo cảm giác phù hợp hơn với các bạn nam tay to, bởi có lẽ sẽ không bạn nữ nào muốn thiết bị của mình vừa nặng, vừa dày, thậm chí là một chút hơi khó cầm trên tay, mặc dù lớp nhựa polycarbon phía sau rất mịn và có ma sát tốt.
Vị trí các nút bấm cũng được thiết kế khá thuận tiện. Jack cắm tai nghe nằm ở cạnh trên, cổng sạc microUSB nằm ở cạnh dưới, ngay dưới các nút thao tác cảm ứng, nút tăng giảm volume đặt ở cạnh phải, cùng với nút nguồn, và nút cứng camera. Khe cắm nanoSIM được thiết kế tin tế, ẩn bên cạnh jack tai nghe.
Giống như người tiền nhiệm Lumia 925, chiếc smartphone này không hỗ trợ bộ nhớ mở rộng, và đây cũng là một nét đáng tiếc bởi hầu hết các siêu phẩm Android cùng phân khúc với Lumia 930 đều đa số có được tính năng hữu ích này.
Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác đầu tiên về thiết bị này đó là nó khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Với thiết kế gần như không có nhiều sự khác biệt so với các mẫu smartphone tiền nhiệm, mặt sau Lumia 830 bao gồm một nắp lưng có thể tháo rời, cụm camera khá “hầm hố” với độ phân giải 10 MP công nghệ PureView. Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Lớp viền kim loại này được gia công khá dày, chính vì thế nó cũng sẽ “bảo vệ” Lumia 830 tốt hơn trong quá trình sử dụng, những tác động nhẹ về ngoại lực sẽ khó có thể gây “tồn hại” đến máy.
Lumia 830 được trang bị màn hình cảm ứng 5 inch. Phía trên là Logo Nokia, camera trước 0,9 MP. Chiếc điện thoại này sử dụng ba phím điều hướng dạng cảm ứng với phím home đặc trưng trên Windows Phone.
Mặc dù được đánh giá là khá hoàn hảo về ngoại hình bên ngoài nhưng chất liệu nhôm dùng để gia công khung máy chính là điểm “trừ” trên 830. Khi máy thực hiện những tác vụ đòi hỏi phần cứng hoạt động với cường độ cao sẽ khiến phần thân máy Lumia 830 nóng lên nhanh chóng, đặt biệt là hai cạnh máy. Khung kim loại nóng lên khá nhanh vì tính năng dẫn nhiệt.
Đây là điều sẽ khiến cho người dùng khá nghi ngại khi cầm máy trên tay lâu để chơi game hay xem video do viền máy tỏa nhiệt nóng nhanh nên rất khó chịu. Ngoài ra, mặt lưng 830 khác với Lumia 930 khi có thể dễ dàng tháo lắp. Chính vì thế nên Lumia 830 có chút không liền mạch trong thiết kế do máy không hoàn toàn “nguyên khối” nhưng pin dễ dàng thay thế được cũng xem như một điểm cộng hợp lý.
Đánh giá về phần cứng và hiệu năng xử lý
Lumia 930 sở hữu một cấu hình mạnh mẽ cùng bộ xử lý lõi quad-core Snapdragon 800 tốc độ 2.2GHz, 2GB RAM, và chip đồ họa GPU Adreno 330. Phần cứng này giúp cho chiếc 930 có được một hiệu năng hoàn hảo khi sử dụng dù là các ứng dụng nặng như chơi games, xem phim HD,.. Tuy kém một đời chip so với Xperia Z2 hay HTC One M8 với Snapdragon 801, nhưng do chạy trên nền tảng Windows Phone vốn yêu cầu phần cứng thấp hơn Android, nên bạn sẽ không cảm thấy sự khác biệt nào khi xử lý các chương trình.
Máy chạy các trò chơi rất mượt, thậm chí là các games nặng như Asphalt 8:Airborne, và không bị quá nóng khi sử dụng thời gian dài. Lumia 930 cũng cho phép đa nhiệm và ít khi gặp tình trạng chậm, giật lag.
Điểm benchmark của máy rất ấn tượng với 505.48, so với chỉ 225.12 trên Lumia 1020 đủ để chứng minh Lumia 930 không hề e ngại bất cứ đối thủ nào, kể cả những flag-ship của Samsung, HTC,.. về hiệu năng hoạt động.
Rất ấn tượng về hiệu năng hoạt động, nhưng đáng tiếc rằng Lumia 930 không nối tiếp được chuỗi ấn tượng đó khi đánh giá sang thời lượng của pin. Nếu bạn là một người dành thời gian nhiều để vọc, và giải trí mutimedia trên smartphone, thì chắc hẳn bạn sẽ có phần hơi tiếc, khi mà chiếc 930 chỉ có pin dung lượng 2.420mAh, thấp hơn so với những siêu phẩm 5″ khác như HTC M8 (2600mAh) hay Galaxy S5 (2800mAh). Pin trên Lumia 930 cũng không thể tháo rời, khiến cho việc thay mới hay sửa chữa khá khó khăn.
Khi sử dụng Lumia 930 để nghe nhạc buổi sáng, duyệt web một chút, tải một vài ứng dụng, và dùng camera một vài lúc trong ngày có thể khiến pin của nó dễ dàng thụt xuống mức 25% vào khoảng 4 giờ chiều, và hết hoàn toàn vào 7 giờ tối. Nếu tiết kiệm hơn, bạn có thể dùng được cả ngày, nhưng khó có thể kéo dài pin trên Lumia 930 sang ngày hôm sau.
Về phần mình, chip xử lý trên chiếc 830 chỉ thuộc tầm trung, Snapdragon 400 có 4 nhân mỗi nhân mạnh 1,2 GHz, bộ nhớ RAM rất “khiêm tốn”, chỉ 1 GB. Máy có bộ nhớ trong 16 GB cho phép hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài microSD tối đa lên đến 128 GB.
Nhìn chung, qua trải nghiệm sản phẩm, việc sử dụng những tác vụ bình thường như mở chức năng để thực hiện cuộc gọi hay soạn tin nhắn, chạm, lướt trên màn hình cảm ứng, sản phẩm đều đáp ứng rất tốt về độ nhạy và không cảm nhận được độ trễ. RAM 1 GB là vừa đủ để có thể hoạt đông mượt mà trên các ứng dụng cơ bản.
Thiết bị có pin dung lương 2.200 mAh, đủ dùng trong một ngày nếu sử dụng liên tục các tác vụ truy cập Wifi, lướt web, chat các ứng dụng bên thứ 3 như Zalo, Viper, thường xuyên sử dụng để chụp hình và quay phim…
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng điện thoại ở mức trung bình, thời gian nghe gọi không quá nhiều, đa phần là sử dụng wifi để truy cập mạng xã hội hay gửi nhận email công việc thì Lumia 830 có thể đảm bảo thời lượng sử dụng tronng 2 ngày. Tuy nhiên, nếu người dùng có nhu cầu thường xuyên chơi game nặng đòi hỏi chíp xử lý hoạt động cao, máy sẽ rất mau hết pin chỉ trong khoảng 4 đến 5 giờ sử dụng.