Hướng dẫn cách làm nho khô “dễ như ăn kẹo” mà lại thơm ngon cho gia đình Tết 2019 này
Tránh những nguy cơ mua phải nho kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ, bạn có thể làm nho khô ngay tại nhà.
-
Hướng dẫn cách làm mứt táo ta đơn giản, thơm ngon lạ miệng Tết 2019 này
-
Cách làm nước gạo rang Hàn Quốc thơm ngon cực dễ ai cũng làm được
-
Cách làm bánh kem bắp kiểu Pháp thơm ngon – Dành tặng vừa ý nghĩa vừa chất lượng
-
Bạn đã biết cách làm mứt khoai lang ngon miệng cho Tết 2019 này chưa?
Nho khô là món ăn vặt ngon miệng và khá bổ dưỡng cho sức khỏe. Hiện nay, trên thị trường có khá đa dạng các dòng nho khô như jnho khô xanh, nho khô Ninh Thuận, nho khô nguyên cành nhập khẩu từ Úc, nho khô Raisins, nho khô Lion…với các mức giá khác nhau đáp ứng các nhu cầu từ người dùng khác nhau.
Cùng với sự đa dạng về lựa chọn thì việc có quá nhiều các dòng nho khô trên thị trường là điều kiện để nhiều dòng nho khô kém chất lượng xâm nhập vào thị trường, đặc biệt là các dòng nho khô giá rẻ từ Trung Quốc.
Đứng trước các nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều người lựa chọn việc tự làm nho khô để ăn và cho các thành viên trong gia đình. Việc làm nho khô cũng khá là đơn giản, cụ thể, dưới đây chúng tô sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm nho khô từ những chùm nho tươi để bạn có thể áp dụng làm cho gia đình mình trong dịp Tết nguyên đán 2019 tới.
1. Nguyên liệu làm nho khô
Để làm nho khô, bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Nho tươi: 2 kg Nước đá lạnh: 1 âu Muối ăn: 2 thìa cafe
Đương nhiên là nếu như bạn muốn làm với số lượng lớn hơn thì sẽ tăng lượng nguyên liệu lên theo tỷ lệ tương tự trên đây.
2. Hướng dẫn quy trình làm nho khô đúng chuẩn
Sau khi đã chuẩn bị cấc nguyên liệu trên đây, bạn thực hiện làm nho khô theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch nho khô với nước muối
Sau khi mua hoặc hái nho xong, bạn đem xối nho mạnh dưới vòi nước sạch để loại bỏ tạp chất bám trên vỏ quả. Lưu ý ở công đoạn rửa này, bạn vẫn giữ nguyên cuống nho, tránh để nước lã ngấm vào trong phần thịt quả.
Pha 2 thìa cafe muối vào 1,5 lít nước lọc sau đó cho nho vào ngâm. Ngâm nho trong khoảng 1,5 – 2 tiếng để đảm bảo nho khô sẽ đều màu hơn, bảo quản được lâu hơn. Sau 2 tiếng, bạn vớt nho ra, rửa lại lần nữa với nước sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Trụng nho với nước sôi
Đun sôi 1 nồi nước. Nước sôi, cho cả chùm nho vào trụng nhanh khoảng 30 giây để nho nứt vỏ là được. Công đoạn này sẽ giúp nho khô đều hơn, không bị mốc khi để lâu.
Sau khi trụng nước sôi, bạn vớt nho ra và thả ngay vào tô nước đá để làm đóng băng quá trình nóng vỏ quả. Nhúng nho vào tô nước đá chừng 2 – 3 phút cho đến khi sờ thấy vỏ quả nguội hẳn là được. Vớt nho ra ngoài rồi để thật khô vỏ.
Bước 3: Tách cuống, sấy nho khô
Sau khi thực hiện xong bước 2, lúc này bạn sẽ tiến hành tách nho khỏi cuống. Khi tách, nên dùng kéo để cắt rời từng quả một. Không nên dùng tay bứt bởi có thể sẽ làm nát hoặc bong cả phần thịt nho.
Tách cuống nho xong, công đoạn tiếp theo là đem nho đi sấy khô. Có hai cách sấy khô mà bạn có thể áp dụng như sau.
Cách 1: Sấy nho khô không dùng lò
Chuẩn bị một chiếc nia lớn hoặc mẹt tre. Trải đều các trái nho nên mặt nia sau đó đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Trong suốt quá trình phơi, thường xuyên kiểm tra và đảo các mặt nho để nho khô đều.
Phơi nho dưới ánh nắng từ 5 – 7 ngày. Trường hợp ngày nắng yếu, bạn cần phải phơi nho với thời gian lâu hơn. Sau khi phơi xong, nho đã mất tới 95% nước thì lúc này, bạn có thể đem nho đi bảo quản và dùng dần
Cách 2: Sấy nho với lò nướng
Cách thứ hai này thường được áp dụng nhiều nhất bởi tính linh hoạt và tiết kiệm thời gian. Đầu tiên, bạn cho nho vào trong lò nướng và bật chế độ sấy với nhiệt độ từ 80 – 90 độ. Sấy nho chừng 7 – 8 tiếng thì bạn tắt lò, để cho nho nghỉ khoảng 2 tiếng.
Sau 2 tiếng nghỉ, tiếp tục sấy nho thêm 1,5 – 2 tiếng nữa. Lúc này, nho đã khô hoàn toàn và bạn có thể lấy ra để nguội và cho vào bảo quản.
Mong rằng với các thông tin trên đây bạn đã có thể biết cách làm nho khô ngon, đảm bảo chất lượng cho gia đình cùng thưởng thức dịp Tết Nguyên đán sắp tới,.