Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa tại nhà không cần tốn tiền gọi thợ
Vệ sinh điều hòa là điều mà hầu như người tiêu dùng nào cũng cần thực hiện nếu muốn có hiệu quả làm lạnh tốt mà không tốn thêm tiền điện. Trong trường hợp bạn không muốn tốn tiền gọi thợ, hãy tham khảo ngay cách điều hòa vệ sinh tại nhà dưới đây để tự mình thực hiện nhé, cũng không phức tạp lắm đâu!
-
Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa tại nhà qua 4 bước đơn giản nhất
-
Hướng dẫn cách vệ sinh điều hoà Daikin ở nhà sạch như thợ chuyên nghiệp
-
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh quạt điều hòa để tăng hiệu quả làm mát và sử dụng an toàn, bền bỉ
-
Hướng dẫn vệ sinh máy giặt đúng cách
Lý do bạn nên vệ sinh điều hòa thường xuyên
Hầu hết những ai đã mua và sử dụng điều hòa nhiệt độ đều có thói quen chung: đó là không chịu vệ sinh điều hòa nhiệt độ định kỳ, chỉ khi nào bụi đóng thật dày, nước chảy tong tỏng thì mới gọi thợ đến vệ sinh, sửa chữa. Đây là một thói quen vô cùng ‘xấu’, có thể khiến tuổi thọ máy sụt giảm nhanh chóng trong khi hóa đơn tiền điện thì cứ tăng vọt hàng ngày.
Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy tự thuyết phục bản thân lên kế hoạch vệ sinh điều hòa định kỳ bằng những lý do sau:
- Vệ sinh điều hòa có thể loại bỏ những tác nhân gây bệnh đường hô hấp: chức năng chính điều hòa là điều hòa không khí nên có thể nói nó là lá phổi của ngôi nhà bạn. Ngoài tính năng làm mát không gian, điều hòa nhiệt độ thế hệ mới hiện nay còn được trang bị các tính năng có lợi cho sức khỏe như lọc không khí, kháng bụi, kháng khuẩn, tự làm sạch… giúp bầu không khí sạch, trong lành hơn. Vì vậy, nếu bạn không vệ sinh điều hòa, lá phổi bị nhiễm bẩn cũng giống như ‘ổ viêm’ vậy, không khí thổi ra không còn trong lành, dễ gây các bệnh về hô hấp, nhất là cho trẻ nhỏ.
- Giảm mức tiêu tốn điện năng: theo các chuyên gia hàng đầu thế giới thì cứ mỗi tuần, điều hòa lại giảm công suất hoạt động 1% vì bụi bẩn bám. Thực tế, chỉ cần vệ sinh hoặc thay hẳn tấm lưới lọc là bạn đã có thể cải thiện hiệu suất của nó từ 5 – 15% rồi. Khi có quá nhiều bụi bẩn bám trên dàn lạnh, điều hòa sẽ chậm cung cấp hơi lạnh cho phòng, máy hoạt động nhiều hơn, tốn tiện hơn mà hiệu suất làm lạnh không cao.
- Tránh gây hư hại đến điều hòa: trong trường hợp điều hòa bị bám bụi quá lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng quá tải khiến máy đang hoạt động thì tự ngắt. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến sự hỏng hóc của điều hòa không khí.
Bạn thấy đấy, việc vệ sinh điều hòa định kỳ đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền sản phẩm mà còn trực tiếp tác động tới sức khỏe của người sử dụng, kinh tế gia đình nữa. Do đó, để hạn chế những trường hợp xấu nhất bạn hãy lên cho mình một kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì điều hòa thường xuyên nhé!
Và vì một vài nguyên nhân nào đó bạn không muốn gọi thợ đến vệ sinh điều hòa thì đừng lo, Websosanh sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh điều hòa tại nhà chuẩn bài nhất, chỉ cần cẩn thận một chút là bạn có thể tự thực hiện rồi.
Hướng dẫn vệ sinh điều hòa tại nhà
- Bước 1: Ngắt nguồn điện và kiểm tra chung
Trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa, bạn cần phải tắt hết nguồn điện cung cấp cho nó để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, tránh sự cố chập điện, hở điện…
Sau đó, tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của điều hòa, kiểm tra cẩn thận khu vực dàn nóng và dàn lạnh xem có gì bất thường hay không. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu và độ an toàn không, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong các bộ phận khác.
- Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Vệ sinh dàn lạnh cũng để làm sạch bụi bẩn và vì dàn lạnh nằm trong phòng nên nếu để mất vệ sinh nó sẽ thổi ra không khí có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.
Vệ sinh dàn lạnh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp đúng vị trí.
- Bước 3: Vệ sinh tấm lọc bụi
Lưới lọc không khí là một bộ phận bên trong dàn lạnh, chúng thường xuyên bị bám bụi nhiều nhất và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm lạnh.
Để vệ sinh được lưới lọc không khí, trước hết cần tháo rời lưới lọc ra khỏi dàn lạnh rồi cho đi phun nước rửa sạch. Sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại vào dàn lạnh điều hòa. Cũng cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên khó thể vệ sinh lưới lọc bằng cách rửa sạch theo định kỳ 15 ngày/lần.
- Bước 4: Vệ sinh dàn nóng
Tương tự, với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng.
- Bước 5: Bật lại điều hòa
Vệ sinh xong, cần chạy thử điều hòa rồi quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi hay không,… Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, và không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn vệ sinh thành công cho điều hòa của gia đình mà không phải tốn tiền gọi thợ; đồng thời, giúp điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm tiền điện hơn.
Thế nhưng, khi vệ sinh điều hòa tại nhà cần lưu ý: tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch; tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa, để không làm hư bo mạch. Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn và khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn!