Hướng dẫn mẹ cách pha sữa cho bé đúng “chuẩn” không bị vón cục
Hiện tượng sữa bột vón cục khi pha là khá phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi việc sữa bị vón cục không nằm ở chất lượng sữa bột mà lại nằm ở cách pha sữa của mẹ sai hoặc cách bảo quản sữa bột của mẹ không đúng.
-
Cách pha sữa bột nguyên kem A2 đúng chuẩn
-
Cách pha sữa bột Humana đúng chuẩn cho bé
-
Sữa Blackmores số 3 có tốt không ? Hướng dẫn cách pha sữa Blackmores số 3 chuẩn cho mẹ
-
Cách pha sữa bột Gallia cho bé đúng chuẩn mẹ cần biêt
Sữa công thức hay sữa bột là sản phẩm thay thế vô cùng lý tưởng cho các mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa cho con bú. Tuy việc pha sữa không có gì khó khăn nhưng nếu không theo đúng hướng dẫn thì sữa rất dễ bị vón cục hoặc mất chất, không bảo toàn được hàm lượng dinh dưỡng trong công thức sữa ban đầu.
Cách pha sữa bột cho bé không bị vón cục
Hiện nay các sản phẩm sữa bột nhiều dưỡng chất như Abbott Similac, Abbott Grow hay Dielac của Vinamilk thường bị vón cục khi pha sữa. Vậy, nguyên nhân vì sao mà sữa bột lại hay bị vón cục khi pha?
– Có nhiều mẹ cho rằng sữa bột được bảo quản trong hộp giấy thường có khả năng bị vón cục nhiều hơn so với được bảo quản trong hộp thiếc. Đây không phải là kết luận không có nguyên nhân, bởi điều kiện bảo quản trong hộp thiếc thường tốt hơn, sữa không bị ẩm ướt hoặc xâm nhập của vi khuẩn hay không khí bên ngoài. Sữa công thức thực ra rất dễ nhiễm khuẩn mà vi khuẩn hay nấm men dẫn đến tình trạng vón cục lại cần độ ẩm và nước, vì vậy, một khi thấy sữa vón cục ngay cả khi chưa pha thì mẹ nên xem xét lại chất lượng của sữa xem có nên sử dụng cho con nữa không.
– Sữa bột để lâu hơn 1 tháng sau khi mở hộp cũng có thể là nguyên nhân gây vón cục. Theo nhà sản xuất thì thời gian bảo quản tốt nhất của các sản phẩm sữa bột công thức là từ 3 tuần đến 1 tháng. Sau thời gian này, sữa sẽ không còn được bảo toàn chất dinh dưỡng nữa, ngoài ra, sữa cũng rất dễ gây ra tình trạng vón cục vì độ ẩm xâm nhập vào.
Cách pha sữa bột cho bé không bị vón cục
Cách pha sữa bột cho bé không bị vón cục
– Pha sữa bột vào bình cổ rộng: Kinh nghiệm pha sữa của cấc mẹ cho thấy khi pha sữa bột vào bình sữa cổ rộng, sữa sẽ ít bị vón cục hơn.
– Lắc sữa, khuấy sữa thật kỹ: Có nhiều loại bột sữa dễ tan nhưng cũng có những loại bột sữa rất khó tan. Dù là loại nào thì khuấy sữa, lắc sữa thật kỹ là điều rất quan trọng để sữa không bị vón cục.
– Nhiệt độ nước: Đây là yếu tố rất quan trọng khi pha sữa bột. Sữa công thức thường được pha với nhiệt độ nước khoảng 40 – 50 độ C. Nếu nước nguội, sữa bột sẽ bị vón cục, các chất dinh dưỡng không được hòa tan hết, còn nếu nước nóng, các chất dinh dưỡng có thể bị phá hủy và không phát huy hiệu quả.
– Cho nước vào trước, cho bột sữa vào sau: Nhiều mẹ thường cho sữa bột vào trước rồi mới cho nước vào, tuy nhiên, đây là trình tự có thể khiến sữa bị vón cục.
– Pha sữa theo đúng công thức sữa: Hãy pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không nên pha sữa quá loãng hay quá đặc. Sữa được pha loãng sẽ khiến bé bị thiếu chất còn nếu pha đặc, bé không những dễ bị thừa chất mà còn có thể gây ra tình trạng vón cục khi pha.
– Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý về điều kiện bảo quản sữa bột. Sữa bột cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, không quá nóng không quá lạnh và tránh xa ánh sáng mặt trời. Sữa công thức cho bé cũng nên được sử dụng hết trong vòng 3 tuần đến 1 tháng sau khi mở hộp, sau khoảng thời gian này, tốt nhất mẹ không nên dùng cho bé nữa.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam