Hướng dẫn sử dụng điều hòa cây tiết kiệm chuẩn thợ điện
Trong phạm vi bài viết, Websosanh sẽ chia sẻ tới bạn đọc cách sử dụng điều hòa cây hiệu quả, sao cho vừa làm mát hiệu quả vừa tiết kiệm điện năng nhất. Hãy tham khảo và áp dụng ngay với chiếc điều hòa cây của gia đình mình nhé.
-
Hướng dẫn cách sử dụng điều hoà Panasonic tiết kiệm điện cho gia đình bạn
-
Hướng dẫn cách sử dụng tủ sấy quần áo tiết kiệm điện
-
Hướng dẫn vệ sinh để điều hòa hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện
-
Hướng dẫn tiết kiệm dung lượng pin khi sử dụng laptop
Do điều kiện sử dụng tương đối đặc thù, chúng ta không thường bắt gặp điều hòa cây trong các hộ gia đình nhưng khái niệm ‘điều hòa cây’ thì tin tưởng ai cũng đã từng nghe. Dòng điều hòa này có công suất lớn hơn so với điều hòa treo tường, được sử dụng nhiều ở những nơi rộng rãi, đông người như văn phòng công ty, hội trường, nhà hàng, quán cafe… Và cũng vì không tiếp xúc, sử dụng thường xuyên cho nên có thể chúng ta không biết cách sử dụng thiết bị làm sao cho hiệu quả nhất, tận dụng hết khả năng của nó mà không hao phí quá nhiều tiền điện.
Thế cho nên, những thông tin dưới đây hẳn sẽ hữu dụng với bạn!
Hướng dẫn sử dụng điều hòa cây tiết kiệm điện
Công suất sử dụng
Công suất đạt chuẩn cần sử dụng theo các nhà sản xuất là 1 m² phòng cần năng suất lạnh khoảng 600BTU. Công suất lạnh phải thừa khả năng chống lại sức nóng trong phòng. Bạn có thể chọn mức công suất làm lạnh của điều hoà lớn hơn so với diện tích lắp đặt giúp cho điều hoà không cần phải hoạt động liên tục ở cường độ cao để duy trì nhiệt độ cài đặt. Điều này sẽ giúp tăng tuổi thọ của điều hòa cây.
Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài
Trao đổi nhiệt trong phòng và bên ngoài càng nhiều, phòng càng dễ tăng nhiệt và chiếc điều hoà cây của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn và cũng khiến tốn điện nhiều hơn. Một vài điểm sau đây giúp giảm thiểu việc trao đổi nhiệt, thoát nhiệt.
Sử dụng cửa kính không hẳn có lợi
Cửa kính, vách kính là vật liệu phổ biến hiện nay. Ngoài việc tăng cường ánh sáng cho căn phòng nó còn tạo cho căn phòng cảm giác rộng rãi và sang trọng. Đối với các căn phòng lắp điều hòa, cửa kính còn được xem là giải pháp cách nhiệt, giữ nhiệt hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải lúc nào dùng cửa kính để cách nhiệt cũng đều có lợi. Đối với những điểm ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào cửa kính thì thủy tinh trở thành là các “bẫy nhiệt” rất tốt. Nó chỉ hấp thu nhiệt và nhốt khí nóng bên trong mà không toả được nhiệt nóng ra bên ngoài. Do vậy có thể hạn chế sử dụng kính tại các điểm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng đối với các phòng lắp điều hòa, hoặc sử dụng các vật liệu cách nhiệt, che chắn, phản quang… để giảm bớt nhiệt hấp thụ trực tiếp từ bên ngoài vào như mành, rèm…..
Chọn màu sáng
Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn mầu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi mầu trắng. Nếu được, cửa sổ phòng nên treo màn mầu sáng.
Kín nhưng cần thông thoáng
Các khe hở ở vách ngăn, cửa…càng kín càng tốt để tránh thoát “hơi” lạnh trong phòng. Việc của phòng nhiều cũng gây thất thoát nhiệt ra ngoài vì vậy càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt.
Tuy nhiên, không khí trong phòng không được lưu thông là điều không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy có thể lắp đặt thêm các quạt thông gió hoặc thỉnh thoảng mở các cửa để thay mới không khí trong phòng.
Một số mẹo dành cho bạn
Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải
Chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy của bạn tiêu thụ điện càng nhiều. Nên chỉnh nhiệt độ vừa phải để đảm bảo sức khoẻ cũng như có cảm giác dễ chịu. Nhiệt độ quá chênh lệch với môi trường cũng có thể khiến bạn bị sốc nhiệt. Vào mùa hè nắng nóng nên chỉnh nhiệt độ ở mức từ 25-28 độ là hợp lý
Thường xuyên vệ sinh máy điều hòa
Cũng giống như các dòng điều hoà khác, khi hoạt động điều hoà cây cũng bị bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc… làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, không mát, điều hoà phải hoạt động nhiều hơn…dẫn đến giảm tuổi thọ cũng như tổn hao điện năng. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh cũng nên được lên lịch vệ sinh thường xuyên để đảm bảo điều hoà tủ đứng được hoạt động ổn định nhất.
Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.
Đôi điều cần lưu ý
Tuy việc lắp đặt hay vệ sinh, bảo dưỡng của dòng điều hoà cây có thuận tiện hơn so với các dòng điều hoà khác nhưng việc lắp đặt hoặc bảo dưỡng bạn cũng nên nhờ đến sự trợ giúp của các kỹ thuật viên có tay nghề nhất là đối với một số dòng điều hoà cây có cấu tạo phức tạp như dòng điều hoà cây Daikin….Không nên tự ý tháo lắp hoặc sửa chữa điều hoà cây tại nhà nếu bạn không thực sự am hiểu về nó.
Việc lắp đặt và bảo dưỡng điều hòa cây phải đúng như yêu cầu, chỉ dẫn của nhà sản xuất yêu cầu thợ tay nghề. Không nên tự ý thay đổi vị trí, quy trình lắp đặt… vì dễ khiến suy giảm tuổi thọ cũng như công suất của điều hòa.
Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!