Laptop Lenovo Yoga 530: Thiết kế đỏm dáng, đa năng, pin trâu dùng cực lâu
Nối bước Yoga 520, Lenovo tiếp tục tung ra Yoga 530 với thiết kế mỏng nhẹ đa năng ở phân khúc laptop tầm trung. Vậy chiếc laptop này có những điểm gì đặc biệt?
-
Đánh giá laptop Lenovo Yoga 3 14: hiệu năng đi cùng với mức giá hợp lý
-
Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad Yoga 12: sự lựa chọn của người dùng doanh nghiệp
-
Đánh giá laptop Lenovo Yoga 900: siêu phẩm laptop lai mới nhất của Lenovo
-
Lenovo ThinkPad X1 Yoga Gen 5: Laptop doanh nhân cao cấp 2-in-1 của Lenovo đã trở lại
Thiết kế
Thoạt nhìn vào bề ngoài của laptop Lenovo Yoga 530 chúng ta sẽ thấy một màu đen mạnh mẽ và cá tính. Toàn bộ phần vỏ ngoài của máy được làm từ chất liệu nhựa. Duy nhất có phần chiếu nghỉ tay được làm bằng kim loại, cho cảm giác sử dụng mát tay.
Thân máy có độ mỏng lên tới 17.6 mm, trọng lượng của máy cũng khá nhẹ, rơi vào khoảng 1.7kg rất tiện lợi để các bạn mang đi học hoặc đi làm hằng ngày.
Với một chiếc laptop gập xoay 360 độ đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng được ở rất nhiều tư thế như: laptop truyền thống, máy tính bảng, hay dạng lều trình chiếu,… tiện lợi nhiều hơn so với những chiếc laptop thông thường.
Cạnh trái của máy lần lượt là cổng sạc, cổng HDMI, cổng USB 3.0, cổng USB type C, cổng tai nghe 3.5mm. Cạnh phải của máy bao gồm cổng USB 3.0, khe cắm thẻ nhớ SD và phím nguồn. Cạnh sau của máy có tới 3 khe tản nhiệt.
Màn hình
Laptop Lenovo Yoga 530 sở hữu màn hình cảm ứng 14 inch với độ phân giải là HD. Thực tế khi sử dụng mình thấy màn hình của máy có độ sáng cao, độ tương phản tốt, khi hiển thị cho màu sắc hài hòa, rõ nét.
Thế nhưng điểm yếu của chiếc laptop này lại là góc nhìn màn hình hẹp và độ phân giải chỉ đạt ở mức HD mà thôi. Khi sử dụng thì mình hầu hết dùng tay và bút chỉ lên màn hình cho nên vấn đề góc nhìn màn hình hẹp cũng không còn là trở ngại nhiều nữa.
Bàn phím – Touchpad – Cảm biến vân tay
Nhận xét về bàn phím của Yoga 530 sau một thời gian gõ thì mình thấy, phím bấm có hành trình ngắn, lực bấm phải khá nhiều nếu không sẽ dễ bị nhấn hụt phím.
Điểm thứ hai là bề mặt phím khá trơn, nếu như gõ với tốc độ cao thì mình bị trượt tay và đánh nhầm sang phím khác. Bù lại thì khoảng cách phím được bố trí hợp lý, kích thước các phím to giúp dễ gõ.
Bàn di chuột của máy hoạt động tốt, cho khả năng nhận diện nhanh và chính xác. Tuy nhiên, thì trackpad của máy sẽ hoạt động không ổn định nữa nếu như tay bạn bị ra mồ hôi hay bề mặt bàn di bị dính một chút nước.
Cảm biến vân tay của máy là dạng một chạm với kích thước lớn, giúp nâng cao khả năng bảo mật cho laptop của bạn. Thử nghiệm của mình với cảm biến này sẽ chỉ mất chưa đầy 1 giây để nhận diện và mở khóa đăng nhập Windows cho bạn.
Cấu hình – Hiệu năng
Điểm sơ qua về cấu hình của máy bao gồm:
CPU: Intel Core i5 Coffee Lake 8250U, 1.60 GHz RAM: 4 GB Ổ cứng: SSD: 128GB Card đồ họa tích hợp: Intel HD Graphics 620
Sử dụng phần mềm Geekbench để đo điểm hiệu năng của máy thì Lenovo Yoga 530 đạt 16192 điểm.
Nhờ vào việc sử dụng ổ SSD nên laptop Lenovo Yoga 530 xài rất nhanh và mượt. Từ các phần mềm văn phòng thông thường như: Word, Excel, Power Point cho tới các phần mềm thiết kế đồ họa như: AutoCAD, Illustrator hay Photoshop cũng đều được máy xử lý nhanh chóng và mượt mà.
Như mình đã đề cập ở phía trên thì thiết kế gập xoay đa năng kết hợp màn hình cảm ứng và bút cảm ứng đi kèm khiến cho Lenovo Yoga 530 trở nên linh hoạt hơn, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu làm việc hay học tập của bạn.
Loa – Tản nhiệt
Yoga 530 được tích hợp công nghệ âm thanh tới từ Harman, chất âm theo mình đánh giá ở mức khá và nghe hay hơn so với nhiều chiếc laptop hiện nay. Khi bạn nghe nhạc máy với loa ngoài và đặt ở gần người sẽ cảm nhận được máy có khả năng tái tạo âm thanh vòm rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn là một người nghe nhạc khó tính thì có thể nhận ra âm bass và mid của nó sẽ hơi bị yếu một chút.
Nói về tản nhiệt thì mình thấy máy sở hữu đến tận 5 khe (3 ở phía cạnh sau và 2 ở phía mặt đáy). Theo đánh giá của mình thì tản nhiệt của máy hoạt động tốt, sau khoảng 2 giờ sử dụng liên tục thì mình cũng không thấy máy nóng lên nhiều lắm, vẫn khá mát ở phần mặt chiếu nghỉ tay.
Thời lượng pin
Điều kiện thử nghiệm pin của máy mình để ở độ sáng 100%, loa ngoài 40%, wifi mở liên tục và mình sử dụng hỗn hơp nhiều tác vụ văn phòng bao gồm: Chorme, Word, Excel, Photoshop,…
Sau khoảng thời gian là 56 phút thì máy tiêu tốn 15%. Tính ra thì máy sẽ dùng được khoảng 5h56′. Ngoài ra mình cũng đo thời lượng pin máy bằng phần mềm Batterymon thì được kết quả là 6h28′.
Với khoảng 6 tiếng xài liên tục thì thời lượng pin của laptop Lenovo Yoga 530 thuộc hàng mức khá và có thể đáp ứng tốt cho 1 ngày làm việc, học tập của bạn.
Kết luận
Với mức giá bán dự kiến khoảng 15 triệu đồng và khi sở hữu chiếc laptop này, bạn sẽ nhận được một chiếc máy máy tính xách tay đa năng, cấu hình khá, thời lượng pin trâu, có khả năng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu sử dụng cũng như hỗ trợ nhiều hơn cho mục đích học tập, sáng tạo.