Lens máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại? Làm thế nào để chụp ảnh đẹp với ống lens kèm máy?
Lens máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại? Và làm thế nào để chụp ảnh đẹp với ống lens kèm máy? Cùng Websosanh tìm hiểu bằng cách tham khảo bài viết sau đây nhé.
-
So sánh lens Sigma 35mm f/1.4 DG HSM với lens Nikon 35mm f/1.4G (Phần cuối)
-
So sánh lens Sigma 35mm f/1.4 DG HSM với lens Nikon 35mm f/1.4G (Phần 2)
-
So sánh lens Sigma 35mm f/1.4 DG HSM với lens Nikon 35mm f/1.4G (Phần 1)
-
So sánh lens Sigma 35mm f/1.4 DG HSM với lens Nikon 35mm f/1.4G (Phần 3)
Lens máy ảnh là gì?
Lens máy ảnh, hay ống kính máy ảnh, được xem như là một bộ phận không thể thiếu của chiếc máy ảnh, còn được xem như là “con mắt” của chiếc máy ảnh hiện nay. Cơ chế hoạt động của nó là khi các tia sáng phải được đi qua ống kính trước khi chiếu lên kính ngắm máy ảnh, bề mặt tấm phim (của máy chụp phim) hay cảm biến để tạo nên hình ảnh. Chất lượng của tia sáng và lượng sáng qua ống kính sẽ quyết định toàn bộ đến chất lượng của hình ảnh.
Vì vậy, ống kính có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xử lý hình ảnh cũng như tạo nên một tấm ảnh vô cùng đẹp. Tuy thế, không phải ai mới tiếp xúc với máy ảnh cũng có thể hiểu rõ hết được các loại Lens máy ảnh cũng như công dụng của chúng.
Cấu tạo, tác dụng của ống Len
Cấu tạo của ống lens
Cấu tạo của lens bao gồm nhiều thấu kính cộng lại. Những nhóm thấu kính này nhằm kết hợp chùm sáng để tạo nên các hình ảnh ở cảm biến máy ảnh. Điều này giúp hạn chế hiện tượng quang sai. Hiện tượng quang sai là một hiện tượng xuất hiện khi hình ảnh không tập chung vào một điểm. Quang sai sẽ làm ảnh bị nhòe, sai màu hoặc giảm tương phản và hình ảnh sẽ bị mờ đi.
Ý nghĩa các thông số trên ống Lens
Tiêu cự ống lens sẽ xử lý các góc ngắm và quyết định phóng đại cho một vị trí nhất định khi chụp ảnh. Tiêu cự cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc bức ảnh có sắc nét hay không. Nếu sử dụng tiêu cự dài thì thời gian cho việc chụp ảnh sẽ được rút ngắn hơn.
Tác dụng của ống Lens
Khi chất lượng hình ảnh được phụ thuộc theo số lượng và chất lượng tia sáng đi qua ống lens thì lens là một yếu tố được các nhiếp ảnh gia rất quan tâm. Vậy nên trong việc xử lý hình ảnh thì ống kính góp một vai trò rất quan trọng.
Các ống lens phổ biến hiện nay
Lens Kit
Hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc lens kit là gì? Lens kit là phụ kiện được bán kèm theo máy ảnh bạn mua. Hầu hết các thông số kỹ thuật của loại lens này đều nằm ở mức thấp. Lens kit thường được những người mới học nhiếp ảnh hay những người chưa biết kit máy ảnh là gì sử dụng.
Lens Prime
Lens Prime là loại lens được cố định tiêu cự. Vậy nên sử dụng loại lens này bạn phải zoom bằng chân lens. Chính vì lý do này nên lens prime rất ít được sử dụng so với các loại khác.
Lens Zoom
Cũng như tên gọi của loại lens này, lens zoom có thể thay đổi tiêu cự tự do. Chính vì thế dòng lens zoom rất đa dạng về sản phẩm cũng như tính năng sử dụng.
Lens Telephoto
Lens telephoto là một loại lens có kích thước rất lớn. Độ dài tiêu cự cực lớn cỡ 1400mm. Các nhiếp ảnh gia thường trang bị loại lens này để có thể chụp từ xa và các động vật hoang dã.
Lens Góc rộng
Một ống lens tiêu chuẩn sẽ có tiêu cự 50mm, đây là tiêu cự cho ảnh giống nhất với khả năng thu nhận hình ảnh của mắt người. Những ống lens mở được tầm góc ảnh chuẩn rộng hơn sẽ được coi là lens góc rộng
Lens Macro
Để có những bức ảnh mà mắt người khó nhìn thấy rõ chi tiết khi bạn đi du lịch thì các nhiếp ảnh gia sẽ phải sử dụng những máy ảnh du lịch nhỏ gọn tốt nhất hiện nay. Bằng việc sử dụng macro lens cũng giúp máy ảnh bình thường khác làm được điều này. Loại lens này được sử dụng khi bạn muốn chụp côn trùng và những chi tiết nhỏ, đây là loại lens được rất nhiều người sử dụng.
Lens Fisheye
Khi sử dụng loại lens này sẽ cho ra những hình ảnh có toàn cảnh hình cầu. Loại này tạo ra hiệu ứng đặc biệt và góc ảnh rộng hơn với lens thông thường.
Hướng dẫn chụp ảnh đẹp với Lens kit kèm máy
Nguyên tắc: bạn nên chụp với điểm Sweet Spot- khẩu độ có 1 đến 2 điểm dừng trên các tiêu cự nhất định. Ví dụ: ống kính từ 18-55m, độ mở rộng ống kính từ F/3,5-5,6 thì điểm Sweetpot có tiêu cự là 18-24mm.
+ Bạn nên chọn chụp ảnh cận vật thể với khoảng cách ngắn hay có thể chụp với phông nền cách xa vật thể, giúp tạo nên phông nền mịn.
+Không nên dùng cài đặt tiêu cự rộng hoặc cận nhất. ( Tránh dùng 18-55mm, nên sử dụng ở mức tiêu cự 24-40mm)
+Để giảm hiện tượng Flare bạn nên tránh chụp trực tiếp vào những ngồn sáng như mặt trời, đèn…Bạn nên thay đổi góc máy hoặc sử dụng filter để khắc phục những hiện tượng đó.
+ Nên bảo quản ống kính một cách cẩn thận tránh bụi, ẩm
+ Để khắc phục tình trạng đó bạn nên điều chỉnh các thiết lập như kiểm soát tương phản, sắc độ hình ảnh , có thể tăng độ bão hòa và độ tương phản trong quá trình sửa chữa.
+ Để chụp hình tốt với các Lens kit thì bạn phải chọn phông nền xa, một khẩu độ tiêu cự nhất định – giúp cho việc chụp cận cảnh có thể tạo nên được một phông nền mịn và một bokeh đẹp. Bạn nên tránh sử dụng tiêu cự trong khoảng 18mm-55mm mà dãi tiêu cự nên được sử dụng là 22-40mm. Để giảm flaire bạn có thể thay đổi góc máy hoặc dùng Filter.
Như vậy bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về lens máy ảnh rồi đấy. Với những thông tin này, chắc chắn bạn có thể chụp cho mình những bức ảnh đẹp nhờ vào việc sử dụng lens đúng cách.