Máy tính bảng giá 4 triệu – có nên mua?
Chiến lược máy tính bảng giá rẻ đang bùng nổ trên thị trường hiện nay.
-
Mua máy tính bảng nào trong tầm tiền 4 triệu đồng?
-
3 máy tính bảng giá rẻ dưới 2.5 triệu tốt nhất hiện nay
-
Đánh giá Lenovo Tab E7: Máy tính bảng chưa đến 1 triệu đồng này tốt như thế nào?
-
Dùng thử máy tính bảng chip 64 bit giá 4 triệu đồng của Asus
Sự dịch chuyển sang mức giá thấp
Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi trong phân khúc máy tính bảng xuất hiện hồi tháng Giêng năm nay tại triển lãm điện tử tiêu dùng CES tại Las Vegas. Nhà sản xuất phần cứng Aus đã giới thiệu máy tính bảng 7-inch mang sức mạnh của bộ xử lý lõi tứ Nvidia Tegra 3.
Asus và Nvidia giới thiệu máy tính bảng hoạt động trên Android 4.0- Ice Cream Sandwich phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android dành cho di động, có cấu hình gồm màn hình IPS độ phân giải 1280×800 điểm ảnh, 1GB bộ nhớ RAM, micro USB, micro HDMI và microSD, tích hợp hai camera, gồm camera 8MP ở mặt sau. Nhưng có lẽ điểm nổi bật hơn cả của thiết bị này chính là chúng chỉ có giá 249USD (tương đương gần 5 triệu đồng Việt Nam).
Với xu hướng hiện nay, số lượng máy tính bảng trên thị trường tăng lên rất nhanh và xu hướng giá thành ngày một giảm khiến nhiều người phải suy nghĩ lại có nên mua máy tính bảng vào thời điểm này. Thật vậy, mức giá gần 10 triệu đồng có thể chỉ là sự khởi đầu của loạt máy tính bảng giá rẻ sắp ra đời.
Trong khi đó, nhiều tin đồn cho rằng, Google đang làm việc với Asus trên một máy tính bảng 7-inch tương tự như sản phẩm mà Asus đã giới thiệu tại CES nhưng giá chỉ từ 3 triệu đến 4 triệu đồng. Hiện đại diện Google từ chối bình luận về tin đồn này.
Chiến lược máy tính bảng giá rẻ
Làm thế nào máy tính bảng chất lượng cao lại có giá sụt giảm ngột ngột đến vậy? Theo chuyên gia của hãng nghiên cứu thị trường – Rhoda Alexander, các công ty sẽ tìm cách khác để thu lợi nhuận chứ không nhất thiết phải xuất phát từ chính máy tính bảng bán ra. Alexander nhấn mạnh rẳng, thành công của máy tính bảng Kindle Fire của Amazon giá 4 triệu đồng là một ví dụ điển hình về sự thành công.
Cho dù, Kindle Fire tương đối hạn chế cả về khả năng và hiệu suất hoạt động nhưng vào thời điểm ra mắt chúng đã đáp ứng một số nhu cầu nhất định của người dùng và đã có doanh số bán ra vượt mức mong đợi.
Trong trường hợp Amazon, Alexander cho biết, Amazon không tìm kiếm lợi nhuận từ chính máy tính bảng bán ra mà dễ dàng thu tiền từ khách hàng bằng các dịch vụ họ sử dụng mỗi ngày, đó là dịch vụ sách điện tử, nhạc trực tuyến,… từ dịch vụ của Amazon.
“Đó là cách nhà sản xuất có thể thu lợi nhuận trong một thời gian dài từ người sử dụng dịch vụ kèm theo thiết bị”-Alexander chia sẻ thêm.
Chiến lược của Amazon rõ ràng đã đem lại hiệu quả. Amazon đã bán được hơn một nửa doanh số bán máy tính bảng trên toàn cầu trong quý 4/2011, theo ước tính của IHS iSuppli, hãng bán được 3,9 triệu máy tính bảng Kindle Fire và vượt qua Samsung trở thành nhà sản xuất máy tính bảng lớn thứ hai trên thế giới.
Thị phần máy tính bảng Android phát triển chậm nhưng chắc chắn đang bắt đầu tăng lên. Nghiên cứu của hãng phân tích thị trường IDC, Android chiếm 44,6% thị phần máy tính bảng toàn cầu trong quý 4/2011- trong khi đó trong quý 3/2011, thị phần Android mới chiếm có 38%.