Mẹo bảo quản dàn âm thanh luôn tốt trong mọi điều kiện thời tiết
Một dàn âm thanh tốt đã ngốn của bạn không ít kinh phí và hỏng hóc, lỗi lầm trong khi sử dụng, bảo quản chắc chắn là điều bạn không muốn xảy ra. Do đó, bài viết này Websosanh sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo bảo quản để dàn loa âm thanh luôn tốt dù trong bất cứ điều kiện nào.
-
[Review] Một số loại kem dưỡng ẩm cho da, bạn nên sử dụng trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay
-
Làm thế nào để không khí trong tủ lạnh luôn thanh sạch?
-
Đây là nguyên nhân khiến điều hòa không mát nổi trong thời tiết nắng nóng cực điểm
-
Những thương hiệu điều hòa luôn giữ vị trí đầu trong nhiều năm gần đây
Dàn âm thanh là cụm từ khá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đặc biệt là dàn âm thanh karaoke thì hầu như nhà nào cũng có vì mục đích của nó là đáp ứng nhu cầu giải trí, ca hát. Cũng phải nói rằng để có chất lượng âm thanh tốt thì dàn âm thanh cần đầu tư là khá lớn, thấp nhất cũng tầm chục triệu, gia đình nào chịu chơi hơn thì dàn âm thanh có thể lên tới hàng trăm triệu. Chính vì giá trị đầu tư lớn cho nên bảo quản dàn âm thanh đúng cách là điều mà người dùng phải nắm rõ để tránh những hỏng hóc, rủi ro không đáng có. Ở bài viết này, Websosanh sẽ chia sẻ với bạn một số cách bảo quản dàn âm thanh để thiết bị luôn hoạt động ổn định.
- Không để dàn âm thanh hoạt động trong điều kiện quá nóng Để dàn âm thanh hoạt động ổn định nhất, bạn không nên để chúng hoạt động quá lâu mà phải có thời gian nghỉ phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt dàn âm thanh ở những nơi có nhiệt độ cao như gần cửa sổ, gần lò sưởi hoặc gần các thiết bị tỏa nhiệt nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến công suất và tuổi thọ thiết bị.
- Bảo quản dàn âm thanh trong mùa mưa Hầu hết các thiết bị điện tử đều rất kỵ nước, loa hay amply cũng thế. Vào mùa mưa, bạn cần chú ý bảo quản các thiết bị này một cách chu đáo để tránh hơi nước tích tụ bên trong, làm giảm khả năng hoạt động thậm chí là gây chập, dẫn đến cháy hỏng.
Bên cạnh đó, bạn hãy cắm thiết bị liên tục và để ở chế độ chờ (Standby). Hành động này sẽ giúp nguồn điện phát liên tục và sinh nhiệt, tự động sấy thiết bị từ bên trong và triệt tiêu hơi nước.
- Tránh ánh nắng trực tiếp Tia cực tím là nhân tố nguy hiểm có thể làm phân hủy gân loa làm bằng cao su hoặc xốp. Nếu bạn đặt loa ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời thì tuổi thọ gân loa sẽ bị rút ngắn. Hãy thiết kế thêm rèm che, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào màng loa nhằm hạn chế sự xâm nhập của tia cực tím.
Trên đây là những điều bạn cần chú ý về khía cạnh môi trường, kế tiếp sẽ là vấn đề về kỹ thuật, bạn cũng cần am hiểu về kỹ thuật cũng như nguyên tắc hoạt động của dàn âm thanh để chúng hoạt động tốt, không xảy ra hư hỏng ngoài mong muốn.
- Cẩn thận các đầu nối của dây dẫn, tránh làm cho thiết bị ngắn mạch Đây là trường hợp khá phổ biến và thường gây hại cho amply. Không nên để amply chạy quá nhiều loa, khi 2 đầu dây loa chạm nhau sẽ gây tình trạng ngắn mạch làm hại amply.
Việc đảm bảo công suất nguồn cung cấp cho loa phải đủ là vấn đề cho việc các bạn lựa chọn các thiết bị âm thanh đồng bộ. Tức là các thiết bị bạn chọn phải kết hợp phù hợp với nhau về công suất hoạt động giúp dàn âm thanh hoạt động ổn định và lâu bền.
- Tránh để amply tải quá nhiều loa Việc tải quá nhiều loa sẽ khiến amply phải gồng mình làm việc với công suất tối đa liên tục gây rất nhiều tổn hại cho thiết bị, mà chất lượng âm thanh cũng không được đảm bảo có thể làm hư hỏng amply và tổn hại tới các thiết bị khác.
- Thường xuyên vệ sinh dàn âm thanh Các thiết bị nói chung và thiết bị âm thanh nói riêng đều cần được vệ sinh định kỳ giữ cho thiết bị âm thanh được sạch sẽ vừa bảo quản thiết bị tốt hơn lại mang đến tính thẩm mỹ cho thiết bị âm thanh.