Mua bàn phím cơ cũ cần lưu ý những gì?
Bàn phím cơ là thiết bị ngoại vi cao cấp, đắt tiền nhưng người dùng bình dân vẫn có thể sở hữu những chiếc bàn phím đắt tiền thông qua hình thức mua lại, mua cũ. Tuy nhiên, trong quá trình mua lại thì chúng ta cần lưu ý những gì?
-
Đánh giá nhanh bàn phím bluetooth BCM20370: Bàn phím hạt dẻ cho những người hay nhập liệu
-
Bàn phím Windows và những công dụng thiết thực nhất của các phím chức năng
-
Nếu đã chán ‘cào’ bàn phím cao su sao không đổi gió với những mẫu phím cơ dưới 1 triệu này
-
Bàn phím cơ là gì? Cần chú ý những gì khi mua bàn phím cơ?
Kiểm tra ngoại hình bàn phím cơ
Bước này gồm các vấn đề sau:
- Kiểm tra hình thức bên ngoài xem có còn mới không, có bị sứt mẻ gì không, tàn thuốc / cháy thuốc lá ở vỏ không, có bị nứt vỡ gì không…
- Tiếp theo các bạn lật mông bàn phím xem tem có còn không, đã bị tẩy xóa hay rách chưa vì nếu tẩy xóa hay rách thì bàn phím đó hoàn toàn có thể bị từ chối bảo hành nếu có lỗi. Ở bước này các bạn kiểm tra luôn xem chân chống bàn phím còn hoạt động hoàn hảo hay không, có bị gẫy cái nẫy / chốt không.
- Tiếp theo các bạn lấy cái keypuller (dụng cụ nhổ phím) để nhổ thử vài cái keycap lên xem ở dưới có dị vật lạ hay bẩn quá hay không. Nếu bẩn quá thì mình khuyên các bạn đừng mua làm gì cả. Nếu như plate (miếng giữ switch) bị gỉ hoặc nổ sơn hoặc sơn bị bong theo thời gian thì cũng không nên mua.
- Kiểm tra cable tín hiệu xem có bị chuột cắn chuột gặm hay không. Và tuyệt đối không mua bàn phím dây liền mà bị cắt dây vì đây chắc chắn là hàng ăn cắp.
Kiểm tra tình trạng bàn phím
Sau khi bạn đã hài lòng về ngoại hình, chúng ta tiếp tục kiểm tra tới khả năng hoạt động của bàn phím. Để có được kết quả khách quan nhất, bạn hãy tải về phần mềm Aqua Keyboard Test. Sau khi đã tải về máy và cài đặt, bạn hãy khởi động chương tình và bấm từng nút một để kiểm tra xem có nút nào chập chờn hay không.
Sau phần kiểm tra với Aqua Keyboard Test, các bạn tiếp tục mở một trình soạn thảo văn bản bất kỳ và thử gõ một đoạn dài xem có bị hiện tượng Double-click hay Triple-click hay không, nếu gặp lỗi này thì bỏ qua chiếc bàn phím đó luôn.
Với switch, các bạn nên kiểm tra kỹ từng phím xem có nút nào bị mất clicky hay bị kẹt không. Riêng với dòng bàn phím sử dụng switch blue, mình khuyên các bạn nên mua mới chứ không mua lại để có trải nghiệm gõ tốt nhất.
Bàn phím có hệ thống led một màu thì rất dễ kiểm tra nhưng nếu là led RGB thì các bạn hãy chuyển nó về chế độ một màu và cho chạy thử hiệu ứng, đèn nào chết là phát hiện ra luôn.
Thỏa thuận giá cả
Sau khi đã hoàn tất phần kiểm tra bàn phím cơ, bạn hãy bàn giá cả với người bán dựa theo mức độ lỗi, hỏng của bàn phím đồng thời thỏa thuận bao test một vài ngày hoặc một tuần để trong quá trình sử dụng ở nhà có lỗi lầm gì thì còn được đổi trả.
Vậy là Websosanh đã hoàn tất bài viết hướng dẫn bạn cách kiểm tra khi mua bàn phím cơ cũ rồi đấy. Nếu bạn đang có nhu cầu sắm một chiếc bàn phím cơ giá rẻ, hàng secondhand thì cứ y theo cách của Websosanh mà thực hiện nhé, như thế đảm bảo được sản phẩm mua về vẫn còn sử dụng được, đỡ tiền mất tật mang. Chúc các bạn thành công!