Những điều phải nhớ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Ngăn gần với ngăn đông đá nhất là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ mát như sữa chua, bánh ngọt,...

Tủ lạnh là vật dụng rất hữu ích khi giúp chúng ta bảo quản thực phẩm trong thời gian dài và không phải mất nhiều thời gian đi chợ thường xuyên. Tuy nhiên, thực phẩm cần được bảo quản đúng cách để phát huy tối đa hiệu quả của tủ lạnh. Dưới đây là những điều bạn phải biết khi bảo quản đồ trong tủ lạnh:

Sắp xếp thực phẩm ở các vị trí thích hợp

mỗi vị trí tủ lạnh sẽ thích hợp với những loại thực phẩm khác nhau

Mỗi vị trí tủ lạnh sẽ thích hợp với những loại thực phẩm khác nhau (nguồn: internet)

Nhiều người lầm tưởng rằng tất cả các vị trí trong ngăn đông hay ngăn mát đều có nhiệt độ như nhau tuy nhiên không phải như vậy, với mỗi vị trí tủ lạnh sẽ thích hợp với những loại thực phẩm khác nhau. Phần lạnh nhiều nhất trong ngăn mát tủ lạnh là mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất nên đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hỏng như thịt, cá. Ngăn gần với ngăn đông đá nhất là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ mát như sữa chua, bánh ngọt,… Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ tuy nhiên rau củ vẫn nên được bao bọc trước khi đưa vào bảo quản. Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi phù hợp của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, tuy nhiên gia vị cũng cần được bảo quản trong hộp, lon kín.

Đóng gói/ hộp trước khi đưa vào bảo quản

Cần cho thực phẩm vào hộp trước khi đưa vào bảo quản trong tủ lạnh (nguồn: internet)

Cần cho thực phẩm vào hộp trước khi đưa vào bảo quản trong tủ lạnh (nguồn: internet)

Trước khi đưa thực phẩm vào bảo quản trong tủ lạnh, bạn cần cho các thực phẩm khác nhau vào túi, hộp riêng đậy kín không chỉ vì thành phần của món ăn mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn bị dính mùi của loại thức ăn khác. Với những loại thực phẩm như phô mai, cá khô,… nên được bọc kín bằng giấy bạc. Với một số loại quả dễ bốc mùi như dứa, mít,… cũng nên cho vào túi hoặc hộp kín. Ngoài ra, không nên để trái cây quá sát nhau bên trong tủ lạnh để tránh một quả chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.

Những nguyên tắc khi đưa thực phẩm vào bảo quản trong tủ lạnh

Tủ lạnh không phải là môi trường vô khuẩn bởi vì trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển và độc tố của chúng cũng không bị phá hủy. Khi ra khỏi tủ lạnh, gặp nhiệt độ thường vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển vì vậy khi sử dụng tủ lạnh cần thực hiện theo những nguyên tắc sau:

Thức ăn chín phải đưa vào tủ lạnh chậm nhất là 4 giờ sau khi chế biến

Thức ăn chín phải đưa vào tủ lạnh chậm nhất là 4 giờ sau khi chế biến (nguồn: internet)

– Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi

– Thức ăn chín phải đưa vào tủ lạnh chậm nhất là 4 giờ sau khi chế biến

– Những thức ăn sống như thịt, cá,… muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt, không để quá 4 giờ và khi lấy ra khỏi tủ lạnh thì nên chế biến ngay

– Nên sơ chế rau củ (bỏ gốc, lá dập, úa và rửa sạch để ráo nước) rồi cho vào túi bóng, hộp nhựa trước khi đưa vào bảo quản trong tủ lạnh

– Ưu tiên đặt những thực phẩm chín, đã chế biến ở ngăn trên cùng

– Bảo quản thực phẩm trong hộp riêng đậy kín

– Lau dọn tủ lạnh một tuần một lần

Hà Trang

(Tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Nguồn: websosanh.vn