Những sai lầm “tai hại” khi sử dụng điều hòa khiến hóa đơn điện tăng vọt trong mùa hè
Để vừa có thể làm mát tốt, vừa tiết kiệm điện, người dùng cần lưu ý cách thức sử dụng điều hòa hợp lý.
-
Những nguyên nhân khiến điều hòa tốn điện hơn mà bạn cần biết
-
Những lỗi ngớ ngẩn khiến điều hòa “ngốn” một đống tiền điện
-
Sử dụng điều hòa nhiệt độ như máy hút ẩm trong những ngày mưa ướt kéo dài
-
6 loại sữa bột tăng cân cho bé được các mẹ tin dùng trong năm 2017
Theo các nghiên cứu, điều hòa chiếm trung bình 40% lượng điện năng tiêu thụ của hộ gia đình trong những mùa nắng nóng, chính vì thế, trong mùa hè hóa đơn tiền điện của các gia đình có sử dụng điều hòa – máy lạnh thường tính bằng tiền triệu thay vì vài trăm nghìn đồng như trước đó.
Bên cạnh nguyên nhân là điện năng sử dụng cho hoạt động làm mát của điều hòa thì việc tiêu tốn điện cho các yếu tố lãng phí khi sử dụng máy lạnh là yếu tố khiến tiền điện các gia đình tăng cao.
Dưới đây là những thói quen sai lầm của người sử dụng điều hòa khiến việc làm mát không hiệu quả và gây tốn điện.
1. Cài đặt nhiệt độ quá thấp và sử dụng chế độ làm lạnh nhanh (power full)
Có vẻ như là một nghịch lý nhưng đây chính là sự thật.
Hầu hết mọi người sau khi đi nắng về thường bật chế độ làm lạnh nhanh để phòng có thể nhanh chóng mát nhất có thể, nhưng trên thực tế điều này không khiến bạn mát nhanh hơn là mấy. Cụ thể, với chế độ làm mát thông thường, chỉ cần 1 phút bạn đã cảm thấy thoải mái với không khí trong phòng rất nhiều vì so với nhiệt độ và cường độ ánh nắng ngoài đường, thì trong phòng dù vẫn hơi nóng nhưng cũng dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài ra, đối với cơ thể, việc làm lạnh từ từ giúp cơ thể có thể thích nghi tốt và không xảy ra các tình trạng sốc nhiệt gây nguy hại, đặc biệt là với trẻ nhỏ, người già, người mang bầu và các cá nhân nhạy cảm.
Ngoài ra, nhiều người cũng có thói quen cài nhiệt độ ở dưới 23 độ C và nghĩ rằng cài đặt nhiệt độ càng thấp thì sẽ càng mát, nhưng trên thực tế, đây lại là một thói quen sai lầm. Cụ thể, việc cài đặt nhiệt độ quá thấp, khiến bộ xử lý của điều hòa khi nhận lệnh sẽ phải xác định hoạt động hết công suất và trong thời gian dài, điều này dẫn đến bản thân điều hòa bị quá tải và không thể hoạt động tốt được ngay từ đầu, khiến việc làm mát không phát huy hiệu quả.
Cả 2 thói quen trên đây cũng đồng thời dẫn tới hệ quả là gây tiêu tốn điện không cần thiết, và là nguyên nhân dẫn tới hóa đơn tiền điện tăng bất thường.
Lời khuyên: bạn nên chỉ nên cài nhiệt độ ở tầm 26-28 độ C, và để làm mát nhanh, thay vì chế độ powerful bạn nên sử dụng kết hợp với quạt điện để không khí lạnh nhanh chóng điều phối khắp phòng.
2. Không vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thường xuyên
Bên cạnh những thói quen sử dụng sai lầm bên trên thì việc không thường xuyên vệ sinh hoặc bảo dưỡng điều hòa cũng là yếu tố khiến cho điều hòa tốn điện trong quá trình hoạt động.
Đơn cử, khi lưới lọc bị bao bởi bụi, không khí không thể trao đổi ở dàn lạnh khiến điều hòa không có khả năng làm mát đồng thời, gây nên tình trạng quá tải của điều hòa (hoạt động liên tục trong thời gian dài), khiến tiêu tốn điện năng.
Ngoài ra, việc thiếu hụt gas lạnh, hoặc cánh quạt gió gặp vấn đề, hoặc là các rò rỉ bên trong của điều hòa khiến điều hòa không thể làm mát tốt và gây tốn điện trong quá trình sử dụng.
Lời khuyên: Bạn nên định kỳ khoảng 1 tháng vệ sinh điều hòa 1 lần và 6 tháng tiến hành bảo dưỡng để điều hòa vừa làm mát tốt, vừa tăng độ bền bỉ trong quá trình sử dụng.
3. Điều hòa inverter không đồng nghĩa với tiết kiệm điện
Theo lý thuyết, máy nén inveter của điều hòa sẽ giúp các thiết bị này tiết kiệm điện tới 15-20% so với các dòng điều hòa thông thường, nhưng trên thực tế mọi việc sẽ hơi khác do thói quen sử dụng từ người dùng.
Cụ thể, điều kiện để máy nén biến tần inverter tiết kiệm điện là nó hoạt động liên tục ít nhất từ 4,5 tiếng trở lên, trong khi đó, nhiều người thường có thói quen tắt điều hòa khi phòng đã mát, sau đó khi nóng lại bật lên, hoặc là khi ra khỏi phòng khoảng 5-10 phút cũng tắt điều hòa…tất cả những điều này khiến không những điều hòa inverter mà còn điều hòa thông thường tốn điện hơn vì phải quay lại quá trình làm mát 100% công suất.
Lời khuyên: ngay cả khi mua điều hòa inverter, bạn cũng cần sử dụng hợp lý và không nên cứ đi ra phòng là tắt điều hòa.
Mong rằng với các thông tin trên đây bạn đã hiểu hơn về nguyên nhân tại sao tiền điện cứ tăng cao mỗi khi dùng điều hòa và cách thức để tiết kiệm điện hơn.
Năm 2019, trên thị trường xuất hiện khá nhiều các dòng điều hòa mới như điều hòa Sunhouse, điều hòa Erito,…cho người tiêu dùng lựa chọn, tuy nhiên, bên cạnh chọn điều hòa tốt, bạn cũng cần chú ý để cách sử dụng điều hòa đúng và hợp lý nhất, đảm bảo điện tiết kiệm nhất.