Nhược điểm của ổ cứng SSD là gì?
Măc dù đem đến rất nhiều sự tiện lợi nhưng ổ cứng SSD vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm. Vậy nhược điểm của ổ cứng SSD là gì?
-
Những nhược điểm của ổ cứng SSD khiến bạn cần cân nhắc trước khi mua
-
5 kinh nghiệm có nên mua laptop Full HD không cùng ưu nhược điểm
-
Những nhược điểm của điều hòa inverter mà không phải ai cũng biết
-
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hai hãng điều hòa lớn Panasonic và Daikin
Giá không hề rẻ
Giả sử bạn đang cần mua một ổ cứng dung lượng tầm 500GB. Nếu chọn ổ HDD thì bạn phải chi từ 500.000 – 2.000.000đ. Nhưng nếu chọn ổ SSD bạn phải chi khoảng 3 – 4 triệu, tức là ít nhất gấp đôi. Tất nhiên SSD nhanh hơn HDD cả chục lần, và còn rất nhiều ưu điểm khác. Nhưng mức giá quá cao của nó sẽ khiến bạn nản lòng nếu như túi tiền của bạn không thực sự dư dả.
Dung lượng không nhiều
Nếu bạn là fan của nhạc Lossless, Phim Full HD, hay ảnh RAW…thì SSD chưa thể làm bạn hài lòng. Ngay cả khi chấp nhận mức giá cực đắt của SSD thì bạn cũng chẳng thể mua được một ổ đơn ở mức dung lượng vài Terabyte (1 Terabyte [TB] = 1024 Gigabyte [GB]). Tất nhiên bạn có thể bỏ ra hơn 70 triệu mua 6 ổ SSD 500GB để đạt dung lượng 3 TB, nhưng xem ra giải pháp mua một ổ HDD 3TB hình như rẻ hơn.
Không phải ổ SSD nào cũng tốt
SSD cũng như một cô gái mới lớn vậy, có loại hàng đẹp, có loại hàng xấu, có loại cao cấp, loại rẻ tiền và có những loại rất…nguy hiểm. Về cơ bản o cung SSD có 3 loại chính
- Loại sử dụng NAND Single Layer Cell (SLC). Loại này có tốc độ không quá cao nhưng rất bền, ghi xóa 100.000 lần. Thường được sử dụng trong máy chủ, ví dụ SSD Kingston E100 for enterprise
- Loại sử dụng NAND Multi Layer Cell (MLC). Loại này có tốc độ cao nhưng độ bền thì kém hơn SLC tới 10 lần (chu kỳ P/E chỉ đạt tối đa 10.000 lần). Giá thành rẻ nên MLC đang là loại SSD phổ biến nhất hiện nay.
- Loại sử dụng NAND Triple Layer Cell (TLC). Loại này có tốc độ cao nhưng lại kém bền nhất, chỉ đạt tối đa 1000 lần ghi xóa, tức kém hơn loại SLC cả trăm lần. Sản phẩm dùng SLC hiện nay có Samsung 840 (đang được giảm giá kịch liệt trên amazon)
Tuổi thọ và độ bền không cao
Chúng ta vẫn nghĩ rằng SSD là siêu bền, thời gian hoạt động được công bố cả triệu giờ (tương đương hàng trăm năm), nếu ghi xóa hàng chục GB hàng ngày có thể thọ đến cả mười mấy hai mươi năm, hoặc hơn… Tuy nhiên SSD có thực sự tuyệt vời ông mặt trời như vậy?
- Thứ nhất, SSD có thể bị chết vì những nguyên nhân lãng xẹt, ví dụ như đánh rơi hoặc cập nhật firmware. Lúc này thì các thông số như MTBF hoặc TBW (total byte writed) chỉ có ý nghĩa…tham khảo.
- Thứ hai, công nghệ SSD vẫn còn mới và non trẻ. Tỷ lệ lỗi ghi nhận và tỷ lệ hỏng vẫn tương đối cao.Điều may mắn là tỷ lệ này có giảm theo thời gian nhưng không có nghĩa là công nghệ SSD đã hoàn hảo như các hãng sản xuất đang lăng xê.
- Thứ ba, tuổi thọ của SSD tỷ lệ thuận với dung lượng nhưng lại tỷ lệ nghịch với tốc độ. Vì dung lượng càng lớn thì lượng dữ liệu trong một chu kỳ ghi xóa càng nhiều, nên SSD lớn được cho là sẽ sống lâu hơn loại dung lượng nhỏ. Nhưng với các SSD sử dụng nand cell cỡ nhỏ, tốc độ tăng lên thì lượng dữ liệu ghi xóa cũng nhỏ hơn, dẫn đến việc ổ sớm ra đi về nơi an nghỉ cuối cùng hơn. Ngoài ra, tính năng dọn dẹp ổ SSD cũng có thể khiến ổ mau ra đi hơn.
Bạn thấy đấy, ổ SSD cũng không phải hoàn hảo như bạn nghĩ. Song để khách quan mà nói thì việc nâng cấp SSD cho laptop, máy tính là rất cần thiết vì nó cho tốc độ đọc/ghi nhanh hơn HDD, dùng rất sướng nhất là khi bạn là con nghiện game hardcore hoặc thường xuyên sử dụng các ứng dụng nặng như photoshop, CorelDraw…