So sánh 3 trợ lý ảo trên loa bluetooth: Ai thông minh hơn?
Siri, Alexa và Google Assistant là 3 trợ lý ảo được tích hợp nhiều trên loa bluetooth ngày nay. Và câu hỏi đặt ra là trong 3 trợ lý này, trợ lý nào thông minh hơn?
-
So sánh màn hình hiển thị 4K UHD và FHD trên điện thoại thông minh
-
Đánh giá tai nghe Bluetooth Iphone RBL155 – kết nối thông minh, nâng tầm trải nghiệm
-
Hướng dẫn xem giao diện phổ biến trên dàn âm thanh thông minh
-
Chuẩn Qi trên sạc không dây của smartphone, máy tính bảng và đồng hồ thông minh là gì?
So sánh 3 trợ lý ảo trên loa bluetooth
Về khả năng nhận diện giọng nói
Không như trên iPhone, Siri của loa bluetooth HomePod chẳng thể phân biệt sự khác nhau giữa các giọng nói. Nghĩa là khi bất kì ai đọc “Hey, Siri”, thiết bị cũng phản hồi lại.
Ngược lại, cả hai loại loa từ Amazon và Google hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Nhờ vậy, cả gia đình bạn có thể sử dụng loa, nhưng mỗi thành viên riêng biệt sẽ nhận được phản hồi tùy chỉnh (và thực hiện hành động, như mua hàng) khác nhau. Dẫu vậy, Alexa và Google Assistant vẫn nhầm lẫn trong một số thử nghiệm nhất định khi người dùng giả giọng nói.
Thực hiện cuộc gọi và tin nhắn
Thêm một điểm trừ nữa cho HomePod khi thiết bị không có khả năng tạo cuộc gọi đi. Thay vào đó, HomePod đóng vai trò như loa ngoài. Khi gọi hay nhận cuộc gọi trên iPhone, bạn có thể sử dụng nút Audio trên màn hình để chuyển tiếp âm thanh sang loa.
Alexa và Google Assistant thì lại hỗ trợ thực hiện cuộc gọi đi. Tiếp đó, Alexa chỉ nhận cuộc gọi đến trên loa dòng Eco, đối với loa âm trần và cố định thì không. Còn Google Assistant bị hạn chế không nhận cuộc gọi được.
Về phần soạn tin nhắn thì cả ba đều đáp ứng tốt.
Dịch vụ âm nhạc
Amazon và Google hỗ trợ nhiều dịch vụ nghe nhạc bên thứ ba nên bạn dễ dàng thưởng thức âm nhạc trên Spotify chẳng hạn sau khi ra câu lệnh đơn giản.
Siri trên HomePod thì không. Bạn chỉ có thể ra lệnh cho loa phát nhạc trên dịch vụ đã được Apple kiểm định gồm: Apple Music, iTunes Music Purchases, iCloud Music Library, Beats 1 Live Radio, Apple Podcasts và Apple AirPlay.
Thực ra bạn vẫn nghe nhạc trên Spotify, YouTube hay dịch vụ khác được nhưng phải điều chỉnh bằng tay để phát chúng thông qua Airplay. Khá là bất tiện phải không nào.
Khả năng trả lời câu hỏi
Cả Alexa, Google Assistant và Siri hoạt động thật sự tốt khi trả lời được những câu hỏi thường ngày về dự báo thời tiết, vị trí rạp chiếu phim gần nhất, tên nhà hàng hỗ trợ giao món ăn…
Siri và Google Assistant còn trả lời được những câu hỏi liên quan nhau. Ví dụ sau khi bạn hỏi “Thông tin về ban nhạc Metallica”, bạn có thể hỏi câu hỏi kế tiếp “Tay trống của họ bao nhiêu tuổi?” mà không cần thiết phải nhắc lại Metallica. Alexa thì kém hơn ở khả năng này.
Mặc dù vậy, Siri trên HomePod gặp khó khăn ở một vài câu hỏi chi tiết như “Ai là thượng nghị sĩ của Kentucky?” Nếu bạn hỏi câu tương tự trên iPhone, bạn sẽ nhận một gợi lý đến liên kết Wikipedia.
Các tính năng khác
Mở đầu với “Hey, Siri”, bạn không gặp khó khăn khi ra lệnh điều chỉnh máy điều nhiệt, bật tắt đèn, miễn sao những thiết bị này thuộc dòng sản phẩm có hỗ trợ nền tảng HomeKit của Apple.
Ngược lại, Alexa và Google Assistant còn cung cấp thêm khả năng tương tác với cả những thiết bị mà chúng không hỗ trợ ban đầu. Bạn sẽ phải gọi tên cụ thể thiết bị đó. Ví dụ: “Alexa, hỏi Geneva khi nào chén bát được rửa xong.” Rõ ràng, Apple đã tránh sự dài dòng, rắc rối khi ra lệnh bằng cách không kết hợp với sản phẩm của bên khác, nhưng điểm tiêu cực là sẽ hạn chế sự đa dạng thiết bị.
Vậy Siri, Alexa hay Google Assistant thông minh hơn?
Trong thời điểm hiện tại, trợ lý ảo trên loa bluetooth vượt trội nhất là Alexa từ Amazon. Google Assistant chỉ thua kém một chút. Trong khi Siri trên HomePod vẫn còn phải cải thiện nhiều về độ “sâu và rộng” trong nhận diện giọng nói và đa dạng đối tác thứ ba.