So sánh Bphone và Motorola Moto X
Nhìn chung, hai mẫu smartphone tỏ ra khá tương đồng khi so sánh cả về thiết kế và hiệu năng xử lý
-
So sánh đồng hồ thông minh Motorola Moto 360 và Moto 360 (2015)
-
So sánh điện thoại Moto G (2015) và Bphone
-
Motorola sẽ tung ra thế hệ Moto X, Moto G, và DROID mới tại sự kiện ngày 28/7?
-
Chọn Motorola Moto E hay thêm một ít tiền cho Moto G?
BPhone
Ưu điểm:
– Giá thành không quá đắt
– Hỗ trợ nhiều tính năng độc đáo
– Sử dụng nền tảng Android Lollipop 5.1 mới
– Sử dụng vỏ nhôm cao cấp
Nhược điểm:
– Thiết kế không có nhiều nổi bật
– Chưa nhiều lựa chọn về màu sắc
– Không hỗ trợ thẻ nhớ microSD
Motorola Moto X
Ưu điểm:
– Hiệu năng mạnh mẽ
– Khá nhiều tính năng độc đáo và trực quan
– Loa ngoài có chất lượng tốt
– Thiết kế ấn tượng
Nhược điểm:
– Chất lượng hiển thị của màn hình chưa thực sự tốt
– Thời lượng pin chưa cạnh tranh được với các đối thủ
– Camera cùng khả năng chụp ảnh gây thất vọng
So sánh về thiết kế
Khó có thể thể nói rằng BPhone sở hữu một thiết kế đột phá, nhưng cũng không thể phủ nhận những điểm đáng khích lệ ở mẫu smartphone thương hiệu Việt này. Đầu tiên, phải kể đến việc BPhone khoác lên mình một lớp vỏ nhôm cao cấp, tuy chưa đạt độ tinh xảo, nhưng cũng đủ để đứng ngang hàng với những iPhone 6 hay loạt smartphone siêu phẩm trong năm 2015.
Theo CEO của Bkav, ông Nguyễn Tử Quảng, BPhone không chú trọng đến những yếu tố như siêu mỏng, siêu nhẹ, mà chủ yếu đề cao sự đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn giữ được vẻ nam tính, cũng như trải nghiệm trên tay người dùng. Quả thật Bphone tỏ ra rất nhẹ và ôm tay khi cầm, trái hẳn với độ dày đáng e ngại của máy.
Ở mặt trước của máy là loa thoại, cảm biến và camera tự sướng đặt gọn gàng phía trên màn hình.
Mặc dù vậy, dưới con mắt đánh giá khách quan, có thể dễ dàng nhận thấy rằng Bphone chưa thể đạt đến tầm cỡ siêu phẩm thế giới, chí ít là về mặt thiết kế. Máy không có nhiều sự đột phá ở khía cạnh này, mặt khác trông còn “na ná” giống một mẫu iPhone ở nhiều chi tiết. Bphone cũng tỏ ra khá cồng kềnh và dày, dẫu cho việc trọng lượng của máy không quá nặng như trong tưởng tượng. Việc thiếu đi khả năng chống nước cũng là một điểm trừ nhẹ của Bphone.
Về phần mình, có thể kể ra điểm nhấn đầu tiên về thiết kế trên Motorola Moto X đó là kiểu dáng và kích thước của nó. Với hai lớp cạnh viền mỏng manh, và độ mỏng thân máy ấn tượng, chiếc Moto X mặc dù có màn hình khá lớn (5.2 inch) nhưng vẫn tỏ ra khá vừa tay và dễ dàng cầm nắm trong quá trình sử dụng.
Và mặc dù nó không có một thiết kế với vỏ kim loại nguyên khối ấn tượng như các HTC One M8, Sony Xperia Z3, hay đơn cử là Bphone trong bài đánh giá, nhưng nhờ một lớp viền kim loại sáng bóng bao quanh rìa ngoài thân máy, chiếc Moto X vẫn làm toát lên vẻ sang trọng của một thiết bị smartphone cao cấp.
Người dùng có thể sẽ dễ dàng liên tưởng lớp viền này với siêu phẩm Nexus 6 mới được cho ra mắt, cũng dễ hiểu thôi vì cả hai thiết bị đều được thiết kế và chế tác bởi nhà sản xuất Motorola. Tuy nhiên có một chi tiết khá độc đáo trên Moto X mà chúng ta khó lòng có thể tìm thấy ở các mẫu smartphone thông thường khác, đó là những tương tác mà người dùng có thể sử dụng chỉ bằng các nút cứng bên ngoài.
So sánh về khả năng hiển thị
Bphone sử dụng màn hình cảm ứng 5 inch độ phân giải là Full HD, có phần thua kém loạt siêu phẩm smartphone màn hình 2K hiện nay. Tuy nhiên với công nghệ màn hình của Sharp, chất lượng hình ảnh trên Bphone tỏ ra vô cùng ấn tượng, và không hề thua kém gì khi so sánh với những iPhone 6 hay Samsung Galaxy S6 cùng màn hình Super AMOLED.
Cụ thể, hình ảnh hiển thị trên Bphone rất trong, và có độ trung thực màu sắc cao, cũng như độ rõ nét đủ dùng với độ phân giải phổ thông 1080p. Màn hình của Bphone cũng được đánh giá cao do có góc nhìn rộng. Tuy nhiên, khả năng hiển thị dưới trời nắng của Bphone không thực sự ấn tượng, bởi màn hình dễ bị lóa sáng và mất đi.
Về phần mình, Motorola Moto X sở hữu màn hình cảm ứng 5.2 inch, lớn hơn một chút so với mức tiêu chuẩn 5 inch của smartphone trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên màn hình lớn này cũng không gây tới quá nhiều trở ngại về kích thước trên chiếc Moto X khi so sánh với các mẫu 5 inch khác, chủ yếu nhờ vào việc Motorola đã thu gọn kích thước của các lớp viền bao quanh thân máy, giống như những gì mà LG đã làm trên hai mẫu smartphone LG G2 và G3.
Kích thước màn hình này cũng mang lại một sự cải tiến lớn khi so sánh với mẫu smartphone tiền nhiệm Moto X vào năm ngoái với chỉ 4.7 inch. Bên cạnh đó, độ phân giải của màn hình cũng được Motorola nâng từ 720p lên 1080p trên mẫu Moto X 2014.
Tuy nhiên điểm nhấn đáng chú ý nhất trên chiếc Moto X đó là nó được trang bị công nghệ hiển thị AMOLED giống như siêu phẩm Galaxy S5 của Samsung (hay còn gọi là Super AMOLED) với độ chân thực hình ảnh ấn tượng. Bên cạnh đó, công nghệ này còn giúp cho Moto X sở hữu số điểm ảnh đáng ngưỡng mộ với 424ppi, cho chất lượng hình ảnh sắc nét.
Với kích thước màn hình lớn cùng số điểm ảnh cao, Moto X dễ dàng làm cho người dùng liên tưởng tới những LG G2, LG G3 cũng với các đặc điểm tương tự, cùng lớp viền mỏng, nhưng thực tế nó còn ấn tượng hơn nhờ vào công nghệ AMOLED Chất lượng hình ảnh trên các mẫu smartphone này cũng được đánh giá cao thuộc vào loại nhất nhì thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, giống như các mẫu OLED khác, màn hình trên Moto X cũng mang lại một độ tương phản ấn tượng, bao gồm cả các gam màu sáng và màu tối. Có thể nhận thấy rõ độ giới hạn điểm đen trên Moto X bằng cách quan sát cách khoảng màu tối khi xem phim hay chơi games, khi mà chúng thực sự “tối” chứ không sáng mờ mờ và xám nhạt như trên các mẫu smartphone màn hình LCD – bao gồm cả những siêu phẩm hiện nay như iPhone 6 Plus. Có thể nói rằng, ở khả năng hiển thị thì Moto X vẫn tỏ ra hơn một bậc so với Bphone.
Tổng quan
Nhìn chung, hai mẫu smartphone tỏ ra khá tương đồng khi so sánh cả về thiết kế và hiệu năng xử lý. Mặt khác, nếu nói về khả năng hiển thị thì Moto X lại đang là người làm tốt hơn, cộng với việc mẫu smartphone này có giá thành rẻ hơn (bản xách tay xấp xỉ 8 triệu đồng).