So sánh Chromebooks và laptop chạy Windows 10 (Phần 9: Khả năng bảo mật)
Trong khi người dùng Windows phải đối mặt với những tác nhân gây hại thường trực từ Virus, Trojan, Keylogger,... thì ChromeOS lại hoàn toàn "miễn nhiễm" với nỗi lo lắng này nhờ hoạt động trên một nền tảng độc lập
-
So sánh Chromebooks và laptop chạy Windows 10 (Phần 7: Hiệu năng làm việc)
-
So sánh Chromebooks và laptop chạy Windows 10 (Phần 8: Khả năng chơi game)
-
So sánh Chromebooks và laptop chạy Windows 10 (Phần 1: Thiết kế và phần cứng)
-
So sánh Chromebooks và laptop chạy Windows 10 (Phần 6: Quản lý dữ liệu)
Trong những năm gần đây, Chromebook là một trong những thiết bị di động có độ tăng trưởng mạnh nhất trong nhiều năm qua. Trên thực tế, các thế hệ Chromebook đang ngày một quen thuộc với người dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các khu vực Bắc Mỹ và châu Âu.
Mặc dù, thành công là vậy, nhưng phần đông người dùng tại Việt Nam hiện vẫn rất thờ ơ với các dòng máy Chromebook. Lý do khá đơn giản đó là bởi chúng ta đã quá quen với sự đa năng của Windows hay OS X trên máy Mac, và ít ai lại muốn dùng 1 chiếc máy chỉ chạy được mỗi trình duyệt web cả.
Tuy vậy, máy Chromebook vẫn sở hữu rất nhiều ưu điểm đáng chú ý, mà một trong số đó là giá thành rất rẻ của chúng (chỉ khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng). Cùng so sánh các tính năng của Chromebook với những mẫu laptop thông thường được hỗ trợ phiên bản Windows 10 tại thời điểm hiện nay qua bài viết bên dưới đây.
So sánh về khả năng bảo mật
Chính bởi nền tảng hệ điều hành mở, nên các mẫu PC hay laptop chạy Windows từ trước tới nay vẫn là mục tiêu “béo bở” của tin tặc để tấn công dưới nhiều hình thức: virus, malware, botnets, keylogger,.. nhằm lấy đi các thông tin cá nhân người dùng, quyền truy cập thiết bị, hoặc đơn giản chỉ khiến máy tính của chúng ta ngày một hoạt động ì ạch hơn do bị chiếm dụng tài nguyên bộ nhớ. Trên thực tế, cài đặt một phần mềm diệt Virus gần như trở thành một việc làm mà bất cứ người dùng Windows nào cũng phải thực hiện khi mới bắt đầu sử dụng thiết bị.
Tính năng Windows Defender của Microsoft là chốt dựa tin tưởng, và cũng là tính năng đầu tiên với khả năng bảo vệ thiết bị của bạn được cài đặt bên trong máy, nhằm cảnh giác người dùng trước những tác nhân gây hại như đã đề cập bên trên. Tính năng này được chạy ẩn phía sau tất cả các thiết bị chạy Windows 10, và quét nhanh hệ thống mỗi lần bạn khởi động laptop, nhằm hạn chế việc tải những ứng dụng độc hại ngay từ khi mở máy.
Bên cạnh đó, người dùng sử dụng chức năng bộ nhớ Cloud sẽ được hỗ trợ nhiều tính năng về bảo mật hơn, thí dụ như Device Guard, Windows Hello, hay Intel RealSense camera.
Người dùng Chromebook trái lại, không cần lo nghĩ quá nhiều về virus hay các tác nhân gây hại khác. Lý do đơn giản là vì nền tảng ChromeOS đa phần sử dụng các ứng dụng tải về trên hệ thống cửa hàng của Google – đa số đều đạt chứng chỉ an toàn với các thiết bị. Bên cạnh đó, Chromebook trong quá khứ chưa từng là mục tiêu tặc của tin tặc bởi “hành nghề” trên nền tảng này khó khăn, và không đạt nhiều ích lợi giống như trên Windows.
Chromebook cũng không hỗ trợ và sử dụng Flash. Do đó các vấn đề liên quan tới bảo mật xoay quanh Flash cũng đồng thời bị gạt bỏ khỏi nỗi lo của người dùng trên nền tảng này. ChromeOS đồng thời cũng tự động cập nhật các phần mềm của máy, nên người dùng cũng không cần quan tâm quá nhiều tới khía cạnh này.
Nỗi lo gần như là duy nhất về bảo mật với người dùng Chromebook chỉ đến từ các website mà họ truy cập. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể bị hạn chế và khắc phục dựa vào thói quen và kinh nghiệm của người dùng. ChromeOS cũng hỗ trợ người dùng khả năng phục hồi và reset hệ thống chỉ trong vài click chuột đơn giản. Do đó nếu có vấn đề về bảo mật, bạn sẽ gần như không có điều gì phải lo lắng với chiếc Chromebook của mình.
(Còn tiếp)
Nguyễn Nguyễn
Theo LaptopMag
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam