So sánh điện thoại LG G5 và LG G4
Bài viết dưới đây sẽ so sánh LG G5 và LG G4 qua từng tiêu chí, để chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về hai mẫu smartphone này.
-
So sánh điện thoại di động Sony Xperia C3 Dual và điện thoại Samsung Galaxy Nexus i9250
-
So sánh điện thoại Sony Xperia C C2305 và điện thoại Samsung Galaxy Grand SHV-E270
-
So sánh điện thoại Sony Xperia C3 Dual và điện thoại LG G2 trong tầm giá trên 4 triệu đồng
-
So sánh điện thoại Sony Xperia C3 Dual và điện thoại Samsung Galaxy Mini S5570
Ưu điểm:
– Thiết kế độc đáo với kiểu dáng mô-đun
– Trang bị thẻ nhớ microSD
– Phần cứng mạnh mẽ, hiệu năng cao
–
Nhược điểm:
– Giá thành còn khá cao
– Thiết kế độc đáo nhưng tính thẩm mỹ chưa cao, chưa làm toát lên vẻ sang trọng
LG G4
Ưu điểm:
– Thiết kế cùng vỏ da ấn tượng
– Cải tiến với màn hình 2K và công nghệ tấm nền mới
– Thời lượng pin ấn tượng
– Giao diện người dùng thân thiện, cập nhật thường xuyên
Nhược điểm:
– Không nhiều điểm mới so với phiên bản tiền nhiệm
– Giá thành còn khá đắt
So sánh thiết kế LG G5 và LG G4
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy LG G5, người ta có thể nghĩ ngay tới chiếc Nexus 5X mà không quá bất ngờ, bởi cả 2 mẫu smartphone này đều được làm bởi LG, khi chúng đều nổi bật với dáng vẻ thiết kế không lẫn đi đâu được. Điểm độc đáo nhất trên LG G5 chắc chắn nằm ở thiết kế, khi máy không còn sử dụng vỏ nhựa plastic “rẻ tiền” giống như các phiên bản trước đây, hay vỏ bọc da giống thế hệ LG G4 của năm ngoái, mà bao phủ bởi kim loại nguyên khối.
Thế nhưng điểm độc đáo tiếp theo của LG G5 lại nằm ở chỗ nó không thực sự “nguyên khối” như những gì chúng ta nhìn thấy, với phần dock bên dưới có thể kéo xuống và tách rời khỏi thân máy, để lộ cục pin rời có thể thay thế. Kiểu thiết kế còn được gọi là “mô-đun” này của LG G5 chính là điểm khiến nó khác biệt so với tất cả những mẫu smartphone hiện nay trên thị trường, giúp mang đến giá trị cạnh tranh to lớn của nó trong năm 2016.
Nếu bạn không phải fans của thiết kế vỏ da, hay chỉ đơn giản là không thích tấm vỏ da trên chiếcLG G4thì nhà sản xuất Hàn Quốc cũng cho chúng ta một sự lựa chọn với lớp vỏ nhựa plastic đen truyền thống. Tất nhiên là phiên bản này bị đánh giá thấp hơn về mặt thiết kế khi so sánh với bản vỏ da nguyên bản.
Bỏ qua về chất liệu, chiếc G4 còn gây sự chú ý với một thiết kế hơi cong về phía trước, mặc dù chưa cong được như người anh em LG G Flex của nó. So với G Flex, độ mỏng trên LG G4 kết hợp cùng kết cấu cong khiến cho thiết bị tạo cảm giác thoải mái hơn nhiều khi cầm trên tay.
Nhà sản xuất LG cũng xác nhận rằng chỉ với một độ cong nhẹ của LG G4 cũng đủ để giảm thiệt hại trên smartphone nếu bạn có lỡ tay đánh rơi nó. Tuy nhiên, ngoài một vài chi tiết kể trên, thì LG G4 không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản tiền nhiệm G3 trước đây.
Đánh giá các tính năng trên LG G5 và LG G4
Về khả năng hiển thị, LG G5 xứng đáng với danh hiệu flag-ship với màn hình kích thước 5,3 inch cùng độ sắc nét cao (độ phân giải QHD – 2K). Màn hình trên LG G5 vẫn sử dụng công nghệ tấm nền IPS thông thường, thay vì chuyển sang AMOLED giống như nhiều mẫu điện thoại hiện nay. Theo đánh giá chung, màn hình IPS của LG G5 mang lại chất lượng hiển thị khá tốt, cùng độ sáng cao lên tới 900nits, và khả năng hiển thị đồng hồ, widget, thông báo trên màn hình Always-On.
Về khả năng chụp ảnh, LG G5 mang đến những khái niệm mới cùng cụm camera kép: một 16 MP và một 8 MP, mà theo LG là sẽ chú trọng vào khả năng lấy nét và chụp ảnh 3D. Bên cạnh đó, cách bố trí ngang của 2 ống kính camera này cũng giúp hình ảnh khi chụp có góc rộng hơn khá rõ rệt so với những mẫu smartphone khác.
Về cấu hình, LG G5 dễ dàng thuộc hàng “top” tại thời điểm nay khi được trang bị những gì tối tân nhất như chip xử lý Snapdragon 820, 4GB RAM, bộ nhớ 32GB và có thể mở rộng bằng thẻ nhớ. Máy dễ dàng đáp ứng được các tác vụ làm việc, đa nhiệm nhiều ứng dụng, và giải trí với game 3D nặng hay làm việc đồ họa.
Về giao diện, LG G5 chạy hệ điều hành LG UX 5.0 được xây dựng trên nền tảng Android mới nhất là bản Marshmallow 6.0 cùng nhiều tính năng độc đáo, hữu ích.
Với sự ra mắt của loạt siêu phẩm smartphone hàng đầu trong năm như Samsung Galaxy S6 / S6 Edge, HTC One M9,.. thìLG G4không gây quá nhiều bất ngờ với một con chip Snapdragon 810, nhưng được trang bị tới 10 lõi xử lý 64-bit. Sự cải tiến nhỏ này không chỉ giúp LG G4 mang một tốc độ xử lý nhanh hơn, mà còn giúp nó tiết kiệm điện năng hơn nhiều với một cục pin dung lượng 3000 mAh giữ nguyên từ chiếc G3.
Những thử nghiệm thực tế cùng LG G4 mang lại kết quả rất khả quan. Với các ứng dụng 3D nặng như games HD, đồ họa,,, cùng khả năng đa nhiệm của máy tỏ ra vô cùng ấn tượng. Rất mượt mà và ít thời gian chờ khi chuyển qua lại các ứng dụng. Bên cạnh đó, LG G4 cũng giữ nguyên thời lượng RAM 3GB như trên người tiền nhiệm G3 của nó, giúp cho lượng dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ tạm vẫn tỏ ra khá dư thừa.
LG G4 bên cạnh đó cũng sử dụng giao diện người dùng UX 4.0 của riêng LG phát triển dựa trên nền tảng Android Lollipop. Các tính năng của bộ UI này cũng được hỗ trợ tương đối giống với phiên bản G3 cùng các tính năng tiêu biểu như Knock Code,..
Nhận định
Với giá dự kiến khoảng 14 triệu đồng, LG G5 hứa hẹn sẽ là mẫu smartphone cao cấp thú vị và đáng chú ý bậc nhất khi được ra mắt. Với thiết kế mô-đun sáng tạo, cụm camera kép hứa hẹn trải nghiệm độc đáo, và một phần cứng mạnh mẽ, LG G5 chắc chắn phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, đặc biệt là những ai muốn tìm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo trên smartphone.
LG G4 mặt khác cũng không tỏ ra thua kém quá nhiều về hiệu năng, và thiết kế vẫn có thế mạnh riêng cùng một mức giá phải chăng, chấp nhận được ở 10 triệu đồng sẽ là sự thay thế hoàn hảo nếu bạn không có hầu bao rủng rỉnh cho chiếc LG G5.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam