So sánh điện thoại Moto G (2014) và Moto G (2015)
Cùng đánh giá xem thế hệ của mẫu smartphone tầm trung Moto G có gì nổi bật so với người tiền nhiệm của nó vào năm 2014.
-
Nên mua điện thoại giá rẻ Moto G hay để dành thêm tiền cho Moto X (2014) ?
-
So sánh đồng hồ thông minh Motorola Moto 360 và Moto 360 (2015)
-
So sánh điện thoại thông minh Galaxy A5 và Moto X phiên bản 2014
-
So sánh điện thoại Moto G (2015) và HTC One M8
Moto G (2015)
Ưu điểm:
– Thiết kế thân thiện, dễ sử dụng
– Giá thành rẻ
– Pin khỏe
– Chống nước
Nhược điểm:
– Màn hình chỉ có độ phân giải HD 720p
– Chưa nhiều tính năng nổi bật
Moto G (2014)
Ưu điểm:
– Nhiều tính năng độc đáo
– Màn hình chất lượng tốt
– Hiệu năng mạnh mẽ
Nhược điểm:
– Camera chưa thực sự tốt
– Không hỗ trợ khe cắm microSD, và không có bản 4G
Định nghĩa về một thiết bị có khả năng “thay đổi cuộc chơi” ngày nay đã xuất hiện quá nhiều. Về mặt lý thuyết, danh từ này dùng để ám chỉ những mẫu điện thoại có chất lượng quá tốt, và thường bỏ xa các đối thủ khác trong cùng tầm giá. Còn nhớ cách đây 1 năm, chiếc Moto G thế hệ 2 (2014) đã dành được danh hiệu này, và gần như là thiết bị smartphone tốt nhất ở phân khúc giá rẻ- tầm trung.
Mới đây, Motorola nối tiếp sự thành công của phiên bản G, và cho ra mắt chiếc Moto G 3 (2015), nhằm cạnh tranh với các thiết bị smartphone giá rẻ khác của Samsung, HTC, LG và Sony. Cùng đến với bài đánh giá sơ bộ về thế hệ smartphone độc đáo này.
Đánh giá về thiết kế
Moto G3 (trái) đặt cạnh Moto G2 (phải)
Về cơ bản, Moto G (2015) không có nhiều khác biệt so với người tiền nhiệm của nó được ra mắt vào năm 2014. Kích thước màn hình của máy vẫn giữ nguyên ở kích thước 5-inch, độ phân giải HD 720p. Mặc dù màn hình 1080p sẽ cho hình ảnh sắc nét hơn ở kích thước 5-inch, thế nhưng người dùng ở phân khúc này hầu như không quá chú trọng đến chất lượng màn hình. Bên cạnh đó, màn HD 720p được đánh giá là “chấp nhận được” trên một mẫu smartphone tầm trung dưới 5 triệu đồng.
Điểm khác biệt nhất của chiếc Moto G (2015) so với người tiền nhiệm có lẽ là ở mặt sau, với một dải nhựa khác màu bao trọn phần camera và đèn hỗ trợ Flash. Tuy vậy, các nút cứng vẫn chưa được bố trí ở mặt lưng Moto G giống như các thế hệ LG cao cấp (LG G4, LG G Flex 2,.. ).
Do đó, hai cạnh viền của Moto G vẫn chưa thực sự mỏng như trong kỳ vọng. Ở mặt trước, Moto thiết kế hai vị trí đặt loa ngoài là ở cạnh trên và cạnh dưới. Ở hai cạnh viền, hàng nút cứng được gia công bằng kim loại của Moto G tỏ ra không quá nổi bật, nhưng rất chắc chắn, và có cảm giác tốt. Nút tăng giảm âm lượng, và nút khóa màn hình vẫn nằm ở vị trí cạnh phải, giống như nhiều mẫu smartphone Android khác.
Nhắc lại về thế hệ Moto G của năm 2014, nó không quá cầu kỳ với chỉ một lớp vỏ nhựa plastic, bo tròn các góc cạnh. Thế hệ smartphone tầm trung này cũng chú trọng về cảm giác trên tay hơn là cảm giác “sang” cùng vỏ kim loại. Trên thực tế, khi cầm Moto G trên tay, người dùng có thể cảm nhận được sự thoải mái mà nó mang lại, chủ yếu từ sự cân bằng giữa kích thước (dày 11.6 mm), trọng lượng (143 g).
Mặc dù có màn hình có phần hơi bé (4.5 inch) so với các siêu phẩm smartphone bấy giờ (chủ yếu là 5 inch), nhưng đây vô hình chung cũng là thế mạnh của Moto G, khi mà nó giúp người dùng dễ dàng cầm và thao tác với chỉ một tay.
Mặt sau của Moto G có lớp ốp lưng có thể thay thế bằng nhiều loại với kiểu dáng, màu sác khác nhau, làm tăng thêm sự lựa chọn và thể hiện cá tính của người dùng. Kiểu thiết kế này tưởng như đã bị tuyệt chủng, thế nhưng một lần nữa Moto G 2014 đã mang nó quay trở lại.
Đánh giá về phần cứng và các tính năng
Motorola Moto G 2014 tuy sở hữu lõi tứ quad-core Cortex A7 với bộ xử lý Snapdragon 400 tốc độ 1.2GHz không phải là quá đời mới khi so với các máy cao cấp, nhưngthế hệ smartphone này cũng không thua kém quá nhiều khi so với loạt smartphone tầm trung như HTC One mini, Galaxy S4 mini..và thậm chí nó còn nhỉnh hơn cả chiếc OPPO R1 ở các bài thử nghiệm benchmark.
Những mẫu mini bên trên cũng sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon, nhưng nhờ được trang bị cặp lõi Krait, nên có hiệu năng cao hơn một chút. Tuy vậy, Moto G vẫn chạy tốt với các ứng dụng nặng như chơi games, xem phim HD, và cho khả năng đa nhiệm tốt hơn.
Nhờ việc có được bộ vi xử lý nhỉnh hơn, thế nên nhìn chung về hiệu năng xử lý, chiếc Moto G được đánh giá cao hơn so với OPPO R1 bởi cả hai thiết bi đều có các thông số khác tương đồng, bao gồm RAM cùng là 1GB,..
Về phần mình, mặt nắp sau lưng của Moto G (2015) cũng có thể tháo rời, giống như người tiền nhiệm và nhiều mẫu smartphone tầm trung khác trên thị trường. Bên dưới nắp lưng ấy là cục pin tháo rời dung lượng 2470 mAh, một khay microSIM và một khay chứa thẻ nhớ microSD.
Motorola cung cấp cho Moto G (2015) hai phiên bản có bộ nhớ trong 8GB và 16GB. Điều đáng nói hai tùy chọn bộ nhớ này khá thấp so với mặt bằng chung, nhất là đối với một chiếc smartphone chạy nền tảng Android. Do đó, người dùng nên trang bị cho mình một thẻ nhớ microSD để có thể mang tới trải nghiệm dùng tốt.
Về các thông số kỹ thuật, Moto G (2015) sở hữu thế hệ chip xử lý tầm trung khá phổ biến hiện nay là Snapdragon 410, tốc độ xung 1,4 GHz, chạy lõi quad-core. Hai phiên bản Moto G được trang bị bộ nhớ RAM lần lượt là 1GB và 2GB, nhằm phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, với các mức giá khác nhau.
Một điểm đặc biệt khác không thể không nhắc tới, đó là thế hệ Motorola Moto G 2015 sẽ được hỗ trợ khả năng chống nước, chống bụi đạt chuẩn IPX 7. Điều này có nghĩa là bạn có thể “ngâm” nó dưới mặt nước sâu 1 mét trong vòng 30 phút mà không lo gặp phải sự cố gì tới các bộ phận bên trong. Rất ít thiết bị trong cùng tầm giá của Moto G được trang bị khả năng hữu ích này.
Tổng kết
Như vậy có thể thấy rằng Moto G 2015 không chỉ là một bản nâng cấp nhẹ của thế hệ 2014, mà còn là một phiên bản hoàn thiện hơn rất nhiều, nhờ thêm vào các tính năng có phần “cao cấp” như thẻ nhớ microSD, chống nước,.. bên cạnh việc cải thiện thời lượng pin, bộ nhớ RAM, và chip xử lý.
Nguyễn Nguyễn
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam