So sánh điện thoại thông minh Moto G (2015) và Samsung Galaxy S5
Cùng điểm qua những ưu nhược điểm, và sự khá biệt của 2 mẫu smartphone có giá dưới 7 triệu đồng là Moto G (2015) và Samsung Galaxy S5 trong bài viết dưới đây
-
So sánh điện thoại thông minh Moto G (2015) và HTC One E8
-
So sánh điện thoại thông minh Moto G (2015) và iPhone 5S
-
So sánh điện thoại thông minh Moto G (2015) và Sony Xperia Z3
-
So sánh điện thoại thông minh Moto G (2015) và Alcatel Flash Plus
Moto G (2015)
Ưu điểm:
– Thiết kế thân thiện, dễ sử dụng
– Giá thành rẻ
– Pin khỏe
– Chống nước
Nhược điểm:
– Màn hình chỉ có độ phân giải HD 720p
– Chưa nhiều tính năng nổi bật
Ưu điểm:
– Màn hình có chất lượng hiển thị ấn tượng
– Camera khá năng động và có chất lượng cao
– Nhiều tính năng đi kèm
– Thời lượng pin ấn tượng
Nhược điểm:
– Vỏ nhựa
– Thiết kế chưa ấn tượng so với các đối thủ cùng phân khúc
So sánh về thiết kế
Về cơ bản, Moto G (2015) không có nhiều khác biệt so với người tiền nhiệm của nó được ra mắt vào năm 2014. Kích thước màn hình của máy vẫn giữ nguyên ở kích thước 5-inch, độ phân giải HD 720p. Mặc dù màn hình 1080p sẽ cho hình ảnh sắc nét hơn ở kích thước 5-inch, thế nhưng người dùng ở phân khúc này hầu như không quá chú trọng đến chất lượng màn hình. Bên cạnh đó, màn HD 720p được đánh giá là “chấp nhận được” trên một mẫu smartphone tầm trung dưới 5 triệu đồng.
Điểm khác biệt nhất của chiếc Moto G (2015) so với người tiền nhiệm có lẽ là ở mặt sau, với một dải nhựa khác màu bao trọn phần camera và đèn hỗ trợ Flash. Tuy vậy, các nút cứng vẫn chưa được bố trí ở mặt lưng Moto G giống như các thế hệ LG cao cấp (LG G4, LG G Flex 2,.. ).
Do đó, hai cạnh viền của Moto G vẫn chưa thực sự mỏng như trong kỳ vọng. Ở mặt trước, Moto thiết kế hai vị trí đặt loa ngoài là ở cạnh trên và cạnh dưới. Ở hai cạnh viền, hàng nút cứng được gia công bằng kim loại của Moto G tỏ ra không quá nổi bật, nhưng rất chắc chắn, và có cảm giác tốt. Nút tăng giảm âm lượng, và nút khóa màn hình vẫn nằm ở vị trí cạnh phải, giống như nhiều mẫu smartphone Android khác.
Về phần mình, phải công nhận rằng Samsung đã đầu tư rất nhiều thời gian để tạo ra được chiếc Galaxy S5 có một thiết kế khác biệt so với 2 người tiền nhiệm của nó trước đây là S3 và S4. Điều dễ thấy nhất đó là ở mặt sau Samsung đã thiết kế một bề mặt nhám với nhiều lỗ khắc chìm, thay vì trơn láng và bóng bẩy trên chiếc S4.
Tuy nhiên thiết kế vỏ nhựa của Samsung Galaxy S5 bị khá nhiều người đánh giá thấp, do không mang lại vẻ sang trọng, đắt tiền giống như các mẫu smartphone vỏ kim loại khác như Sony Xperia Z2, hay HTC One M8 mang lại. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thiết kế của nó không bằng cả người tiền nhiệm S4 về mặt thẩm mĩ.
Tuy nhiên khi thực sự nằm trên tay, chiếc Galaxy S5 lại tạo cảm giác khá thoải mái. Mặt sau những tưởng là khuyết điểm, thì trên thực tế tạo cảm giác mềm mại và ôm tay khi cầm. Có thể nói rằng trong các thiết bị cao cấp mà sở hữu vỏ nhựa, thì cả iPhone 5C và Samsung Galaxy S5 đều đang là những người dẫn đầu về mặt thiết kế thẩm mĩ của mình.
So sánh về phần cứng
Mặt nắp sau lưng của Moto G (2015) có thể tháo rời, giống như người tiền nhiệm và nhiều mẫu smartphone tầm trung khác trên thị trường. Bên dưới nắp lưng ấy là cục pin tháo rời dung lượng 2470 mAh, một khay microSIM và một khay chứa thẻ nhớ microSD.
Motorola cung cấp cho Moto G (2015) hai phiên bản có bộ nhớ trong 8GB và 16GB. Điều đáng nói hai tùy chọn bộ nhớ này khá thấp so với mặt bằng chung, nhất là đối với một chiếc smartphone chạy nền tảng Android. Do đó, người dùng nên trang bị cho mình một thẻ nhớ microSD để có thể mang tới trải nghiệm dùng tốt.
Về các thông số kỹ thuật, Moto G (2015) sở hữu thế hệ chip xử lý tầm trung khá phổ biến hiện nay là Snapdragon 410, tốc độ xung 1,4 GHz, chạy lõi quad-core. Hai phiên bản Moto G được trang bị bộ nhớ RAM lần lượt là 1GB và 2GB, nhằm phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, với các mức giá khác nhau.
Về phần mình, tại thời điểm ra mắt cho đến nay, siêu phẩm Samsung Galaxy S5 là một trong những thiết bị di động mạnh mẽ nhất. Nó được trang bị bộ vi xử lý Snapdragon 801, phiên bản nâng cấp của Snapdragon 800 được dùng trên hàng loạt các mẫu smartphone cao cấp năm ngoái.
Bộ vi xử lý của Galaxy S5 cũng có lõi quad-core với tốc độ 2.5GHz và chạy ở xung nhịp 200MHz, nhanh hơn một chút so với các đối thủ cùng phân khúc Sony Xperia Z2 hay HTC One M8 về mặt thông số. Đáp lại về lượng RAM, Galaxy S5 lại chỉ có 2GB, kém chiếc Xperia 1GB RAM.
Ở khả năng benchmark, Galaxy S5 cũng đạt những số điểm rất ấn tượng với 18600 điểm khi chạy bài test 3D cùng trình Unlimied Ice Storm, thấp hơn một chút so với HTC One M8. Ở trình Geekbench 3, chiếc S5 đạt 2908 điểm, cao hơn One M8 với 2840 điểm. Điều này hoàn toàn có thể dễ dàng lý giải bởi xung nhịp của bộ xử lý trên Galaxy S5 cao hơn những 200MHz so với đối thủ tới từ HTC.
Ở khả năng chơi games, chúng tôi đã thử nghiệm Galaxy S5 với hầu hết các trò chơi có cấu hình mạnh mẽ nhất hiện nay như Asphalt 8, Real Racing 3,.. và hầu như không có bất cứ khung hình nào bị tụt giảm. Máy chạy mượt mà với cả những games yêu cầu dung lượng RAM cao như Riptide 2 hay Dead Trigger 2. Tất cả là nhờ một nền tảng phần cứng vững chắc phía sau.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam