So sánh hai chiếc máy ảnh Fujifilm X-T30 vs Sony a6400
Dưới đây là những điểm khác nhau giữa Fujifilm X-T30 và Sony a6400, hai chiếc máy ảnh hứa hẹn sẽ làm mưa làm gió thị trường nhiếp ảnh năm nay.
-
So sánh nhanh hai chiếc máy ảnh Sony a6400, a6300: Chiếc nào đáng mua hơn?
-
Fujifilm X-T30 và Sony A6400: Máy ảnh nào đáng mua hơn?
-
So sánh 2 chiếc máy ảnh Sony a6400 và a6500: Nên chọn mua máy nào?
-
So sánh hai chiếc máy ảnh Fujifilm X-T3 và Sony A7 III
Trước khi bắt đầu so sánh Fujifilm X-T30 và Sony a6400, hãy cùng điểm qua những điểm chung chia sẻ giữa cả hai chiếc máy ảnh mirrorless:
- Cảm biến APS-C
- Hệ thống Hybrid AF (nhận diện pha và tương phản)
- Quay video 4K lên đến 30p (8 bit 4:2:0 nội bộ)
- Một khe thẻ nhớ SD (UHS-I)
- Có đèn flash cóc
Thiết kế và sử dụng
Fujifilm X-T30 đặt kính ngắm ở chính giữa mặt trên của máy, tạo nên vẻ ngoài tương tự một chiếc máy ảnh SLR nhỏ gọn. Trên Sony a6400, kính ngắm lại đặt ở phía bên trái, cho vẻ ngoài phẳng hơn một chút.
X-T30 nhỏ hơn về chiều rộng, nhẹ hơn, nhưng cao hơn thấy rõ. Một điểm khác biệt khá liên quan nữa là a6400 có grip nhô rõ ở mặt trước.
- X-T30: 118.4 x 82.8 x 46.8 mm; 383 g
- a6400: 120.0 x 66.9 x 59.7 mm; 403 g
Chỉ có a6400 trang bị kháng thời tiết (kháng bụi và ẩm). Mẫu máy ảnh của Sony chỉ có màu đen, trong khi với X-T30 bạn có thể lựa chọn giữa ba phiên bản màu khác nhau là đen, bạc và bạc than.
X-T30 sở hữu ngoại hình đậm chất retro hơn và một số công cụ xử lý hữu ích như các đĩa điều khiển, chỉnh tốc và bù phơi sáng ở mặt trên máy. Bên cạnh đó còn có hai đĩa command ở phía trước và sau máy và một joystick ở mặt sau có thể dùng di chuyển điểm AF và định vị menu. Ở phía trước là nút chọn Focus Mode để nhanh chóng chuyển đổi giữa các chế độ lấy nét Single, Continuous và Manual.
a6400 trang bị đĩa chỉnh chế độ chụp truyền thống ở mặt trên máy. Bên cạnh đó là một đĩa điều khiển khác và một vòng điều khiển ở mặt sau để thay đổi thiết lập phơi sáng và nhiều nút chức năng tiện dụng lên đến 80 tùy chọn.
Thiết kế của a6400 có nhiều nét tương đồng với thế hệ tiền nhiệm a6300. Grip lớn thì tốt nhưng nếu xét về độ thuận tay khi thao tác thì X-T30 có vẻ ghi điểm nhiều hơn.
Đồng thời, hệ thống menu của X-T30 dễ hiểu hơn. Quick Menu tùy biến có trên cả hai máy (trên a6400 được gọi là Fn Menu) cũng như trang My Menu khi bạn cần lưu lại các thiết lập yêu thích của mình.
Kính ngắm điện tử (EVF)
Như đã đề cập phía trên thì EVF trên hai máy là khác nhau.
Ưu điểm của việc đặt EVF ở bên trái là bạn có thể canh bố cục trong lúc mở mắt còn lại. Ví dụ một số nhiếp ảnh gia chân dung thường thích giữ giao tiếp bằng mắt với mẫu của họ. Trong khi đó các nhiếp ảnh gia đường phố lại thích quan sát cảnh chụp trong khi vừa ngắm vừa chụp. Mặc dù vậy, với những ai thuận sử dụng mắt trái thì sẽ không tận dụng được ưu điểm này của a6400.
Bên cạnh vị trí của kính ngắm, Sony a6400 có độ phóng đại lớn hơn (0.7x vs 0.62x) và tốc độ refresh nhanh hơn một chút 120 fps so với 100 fps trên X-T30. Tuy nhiên nếu bạn làm việc với chế độ PAL, tốc độ trên a6400 sẽ là 100fps, tương đương trên X-T30.
Cả hai kính ngắm đều dùng panel 0.39″ với độ phân giải xấp xỉ 2.36m điểm ảnh.
Màn hình phía sau
Cả hai máy trang bị màn hình LCD 3″ ở phía sau với khả năng lật gập trên hai trục.
Màn hình của X-T30 có thể lật lên xấp xỉ 90° và xuống 45°. Độ phân giải cũng lớn hơn (1,040k vs 921k điểm).
a6400 cho phép bạn xoay màn hình lên 180° tiện chụp selfie hoặc quay vlog. Tuy nhiên phải lưu ý là phương pháp này không cho phép gắn phụ kiện lên hot shoe.
Cả hai màn hình đều có cảm ứng. Trên a6400, bạn có thể chạm để chọn điểm AF, hoặc dùng như AF Pad trong khi ngắm bằng EVF.
X-T30 cho phép bạn làm nhiều thứ hơn, như chạm để chụp, bật nhiều chức năng hay chọn lấy nét khuôn mặt ưu tiên.
Cảm biến APS-C
X-T30 và a6400 đều sử dụng cảm biến APS-C. Cảm biến trên X-T30 có độ phân giải 26.1MP, của a6400 là 24.2MP.
Hai cảm biến sử dụng bố cục điểm ảnh khác nhau. Sony a6400 sử dụng loại Bayer chuẩn, trong khi X-T30 sử dụng loại X-Trans của Fujifilm (cụ thể là thế hệ IV) đảm bảo sự xuất hiện của ít nhất một điểm màu xanh lá, một điểm màu đỏ và một điểm màu xanh dương trên mỗi đường (cả dọc và ngang).
Sự sắp xếp điểm ảnh khác nhau cho phép X-T30 bỏ qua bộ lọc low-pass và tối đa độ sắc nét, tuy vậy không có nhiều phần mềm xử lý demosaicing tốt file RAW của Fuji.
Đối với chụp ISO cao, X-T30 có dải native chạy từ ISO 160 đến ISO 12800, mở động xuống ISO 80 và lên đến ISO 51200.
AF
X-T30 kế thừa hệ thống AF của X-T3, với 117 điểm lấy nét lai bao phủ 99% bề mặt cảm biến. Các điểm này có thể chia nhỏ thành 425 điểm nữa với những kết hợp thiết lập nhất định. Đây là hệ thống AF nhanh nhất và đáng tin cậy nhất của Fuji tính đến thời điểm hiện tại.
a6400 có 425 điểm lấy nét lai native cũng bao phủ một phần lớn của cảm biến. Máy có tốc độ lấy nét nhanh nhất thế giới, với thời gian phản hồi chỉ 0.02 giây.
Thêm nữa, a6400 hưởng lợi từ thuật toán mới cải thiện tracking chuyển động: thuật toán này có thể nhận diện chủ thể dựa trên màu sắc, chất liệu (độ sáng), khoảng cách và các thông tin về khuôn mặt và mắt.
Kèm theo đó là tính năng Eye AF nổi tiếng của Sony làm việc mà không cần gán cho bất kỳ nút chức năng nào và với khả năng ưu tiên mắt trái hoặc mắt phải.
X-T30 giới thiệu thuật toán tracking khuôn mặt và mắt mới nhất của hãng máy ảnh Fujifilm có độ phản hồi ổn hơn, làm việc tốt hơn khi chủ thể cách rất xa máy ảnh và cho phép bạn chọn khuôn mặt để ưu tiên khi có nhiều người trong một khung hình.
Vào mùa hè tới, Sony sẽ bổ sung tính năng Eye AF cho động vật trên a6400 thông qua một bản cập nhật firmware. Đây sẽ là một bổ sung hữu ích và hấp dẫn cho những ai thích chụp động vật hoang dã hoặc động vật nói chung.
X-T30 chiếm ưu thế khi chụp thiếu sáng bởi độ nhạy sáng tối thiểu thấp hơn của a6400 (-3Ev vs -2Ev với ống kính f2).
Cuối cùng là cả hai máy đều có các thiết lập điều khiển AF tùy vào cảnh được chụp. Các thiết lập AF-C Custom trên X-T30 gồm năm thiết lập sẵn, trong khi trên a6400 có thông số AF Track Sens có thể chỉnh sửa đến 5 bước.
Tốc độ chụp liên tiếp
Với màn trập cơ, a6400 chụp liên tiếp nhanh hơn (11 fps) X-T30 (8 fps). Chụp ngắm trực tiếp có blackout là 8 fps với mẫu máy ảnh Sony và là 5 fps với mẫu máy của Fuji.
Với màn trập điện tử, X-T30 nâng tốc độ lên 20 fps, hoặc 30fps với tỉ lệ crop 1.25x cho ảnh có độ phân giải 16MP thay vì 26MP. Thêm vào đó, các tốc độ này làm việc với chụp ngắm trực tiếp và không bị blackout, đồng nghĩa là bạn sẽ có một tầm nhìn chủ thể thoáng và rõ với tốc độ refresh nhanh (40Hz và 60Hz ở chế độ crop). Trái lại, a6400 chỉ có thể đạt đến 8 fps.
Tuy vậy, a6400 có bộ nhớ đệm chất lượng hơn với xấp xỉ 99 ảnh JPG hoặc 46 ảnh RAW 11 fps, trong khi X-T30 chỉ có thể chụp 18 ảnh RAW hoặc 81 ảnh JPG 10 fps.
Thiết lập video và các giới hạn quay
Cả X-T30 và a6400 đều quay được video 4K đến 30 fps sử dụng toàn bộ chiều rộng cảm biến với xử lý điểm ảnh hoàn toàn (thông tin 6K được sử dụng và nén xuống 4K).
a6400 không có giới hạn khi quay 4K, mặc dù gặp chút vấn đề về quá tải nhiệt. Chế độ 4K của X-T30 có giới hạn 10 phút/clip, và thậm chí ở Full HD máy cũng không thể quay quá 15 phút.
X-T30 có các thiết lập riêng dành cho video gồm giảm nhiễu, các chế độ dynamic range, chế độ mô phỏng phim Eterna và mẫu màu F-Log.
a6400 có nhiều bộ lọc Picture Profiles có thể tùy chỉnh với các thiết lập định hướng video, HLG (các mẫu màu HDR) và hai bộ gamma Log gamma (S-Log2 và S-Log3).
Hai máy quay 120 fps ở độ phân giải 1080p (tuy nhiên trên X-T30 bị crop nhẹ).
Quay nội bộ có giới hạn 8 bit 4:2:2 nhưng X-T30 có thể xuất 10 bit qua cổng HDMI, không như a6400.
Cuối cùng là, Sony trang bị cổng thu mic 3.5mm cho a6400, trong khi X-T30 có cổng 2.5mm. Tuy nhiên kết nối USB-C trên mẫu máy ảnh của Fuji lại cho phép bạn cắm headphone qua adapter.
Thời lượng pin và sạc USB
- X-T30 sử dụng pin tương tự các mẫu máy ảnh thuộc dòng flagship của hãng và chụp được xấp xỉ 380 ảnh theo đánh giá CIPA.
- a6400 chụp được 360 hoặc 410 ảnh tùy vào lựa chọn chụp với kính ngắm hay với màn hình LCD.
Hai máy đều sạc qua cổng USB nhưng cổng USB-C của Fuji đồng thời nhận phát năng lượng trong lúc hoạt động.
Dòng ống kính
Việc nói về dòng ống kính của hai chiếc máy ảnh đến từ hai hãng khác nhau luôn không kém phần quan trọng.
Trong năm năm vừa qua, Fujifilm đã hình thành cho mình một bảng catalogue của các ống kính prime và zoom đáng nể cho dòng máy ảnh X của họ. Một số ống zoom đắt tiền có vẻ quá khổ so với thân máy nhỏ gọn của X-T30, nhưng cũng có những lựa chọn prime nhỏ nhắn hơn và cũng không quá đắt đỏ như là ống 27mm f/2.8, dòng f/2 và mới đây nhất là 16mm f/2.8.
Dòng máy ảnh APS-C ngàm E có lựa chọn ống kính kém hấp dẫn hơn. Có một số ống kính prime tốt thật, nhưng hầu hết là các ống zoom f/4 liên tục hoặc chậm hơn. Dĩ nhiên là chúng ta có thể mở rộng lựa chọn ra các ống kính cho dòng máy ảnh full frame A7/A9, nhưng mặc dù một số ống có thể phù hợp với máy ảnh nhỏ như a6400, số còn lại lại khá lớn và đắt tiền. May mắn thay là Sigma có nguyên một dòng ống kính prime f/1.4 khá ổn để thay thể.
Giá bán
Theo giá US thì cả X-T30 và a6400 đều có giá $900 cho lẻ body.
Giá UK và châu Âu lại có phần khác: X-T30 có thể có giá lần lượt là £850 hoặc €950. a6400 lại đắt hơn với giá lần lượt là £950 hoặc €1050.
Máy nào cũng có lựa chọn kèm kit. Theo đó giá bán cũng có sự chênh lệch giữa các khu vực với nhau. Thú vị là mặc dù có cùng giá bán ở khu vực US, nhưng a6400 kit lại đi kèm với ống kính zoom linh hoạt hơn:
- X-T30 + 15-45mm f3.5-5.6: $1000 / £900 / €1250
- X-T30 + 18-55mm f2.8-4: $1300 / £1200 / €1350
- a6400 + 16-50mm f3.5-5.6: $1000 / £1000 / €1150
- a6400 + 18-135mm f3.5-5.6: $1300 / £1300 / €1450
Tạm kết
Fujifilm X-T30 hay Sony a6400 cũng đều là những lựa chọn tốt cho những người yêu thích nhiếp ảnh, và mức giá tương đồng lại càng khiến người dùng khó đưa ra quyết định cuối cùng.
X-T30 cho cảm giác quen thuộc không chỉ từ thiết kế không đổi từ người tiền nhiệm siêu phẩm, mà còn từ cảm biến, AF và hiệu suất tương đồng X-T3. Máy linh hoạt với cả chụp tĩnh và quay video với giao diện thân thiện với người dùng. Tiếc là video có giới hạn quay. Nếu được nâng cấp khả năng xoay lật 180˚ cho màn hình phía sau, đây sẽ là một lựa chọn hấp dẫn đối với người làm vlog.
a6400 lấp đầy những khuyết điểm của đối thủ đến từ Fuji, sở hữu hệ thống AF mới rất hứa hẹn, đặc biệt là có bản cập nhật Eye AF cho động vật sắp được phát hành. Đáng tiếc là Sony không tận dụng cơ hội thay đổi một chút về công thái học và bố trí nút, tuy nhiên grip thoải mái hơn ở phía trước cũng rất đáng hoan nghênh.