So sánh laptop doanh nhân Lenovo ThinkPad X250 và Dell Latitude E7250

Những doanh nhân luôn cần một chiếc laptop nhỏ gọn với thiết kế chuyên nghiệp và bền bỉ, hiệu suất làm việc mạnh mẽ, khả năng nhập liệu thoải mái và thời lượng pin cao. Hai ứng cử viên có được nhưng yếu tố này là chiếc Lenovo ThinkPad X250 và Dell Latitude E7250

So sánh ưu điểm Lenovo ThinkPad X250 và Dell Latitude E7250:

Lenovo ThinkPad X250: thời lượng pin đáng nể với pin mở rộng; bàn phím thoải mái; touchpad và poiting stick chính xác; hiệu suất cao; nhiều loại cổng kết nối

Dell Latitude E7250: thiết kế gọn nhẹ, đơn giản và thanh lịch; bàn phím thoải mái; thời lượng pin hơn 9 tiếng

So sánh nhược điểm Lenovo ThinkPad X250 vs Dell Latitude E7250

Lenovo ThinkPad X250: màn hình hiển thị màu sắc nhạt; âm thanh của loa ngoài yếu; thời lượng pin của pin mặc định chỉ vào mức trung bình

Dell Latitude E7250: touchpad có bề mặt hơi trơn; chất lượng âm thanh của loa ngoài kém

So sánh Lenovo ThinkPad X250 vs Dell Latitude E7250: Thiết kế

Chiếc ThinkPad X250 có thiết kế đơn giản nhưng sang trọng của dòng máy ThinkPad. Nắp máy được làm từ nhựa tổng hợp gia cố bằng sợi carbon, phần thân dưới của máy được chế tạo từ nhựa tổng hợp gia cố bằng sợi thủy tinh giúp chiếc laptop này có thể đat tới độ bền chuẩn MIL-SPEC dưới những điều kiện khắc nghiệt như áp lực, rung lắc và bụi. Bàn phím của máy có đường rãnh thoát nước để chống tràn nếu người dùng lỡ đổ nước lên máy.

Chiếc Dell Latitude E7250 có thiết kế đơn giản đến mức không ai nghĩ rằng chiếc laptop nhỏ gọn này lại có độ bền đáng nể. Với khung thân máy và nắp máy được làm từ hợp kim magie, kết hợp với sợi carbon và cao su mềm để tạo nên độ bền đạt chuẩn MIL-STD 810G (độ bền về các yếu tố môi trường như bụi, rung lắc, va đập và rơi). Màn hình của chiếc laptop này được bảo vệ bởi kính Corning Gorilla Glass và bàn phím của máy cũng có thiết kế chống tràn.

Chiếc Lenovo ThinkPad X250 có kích thước là 12.03 x 8.21 x 0.8 inch và khối lượng là 1.45kg với màn hình cảm ứng và pin tiêu chuẩn (với pin dung lượng lớn, khối lượng của máy là 1.6kg). Chiếc Dell Latitude E7250 có kích thước là 12.2 x 8.3 x 0.83 inch và nặng 1.5kg.

So sánh Lenovo ThinkPad X250 vs Dell Latitude E7250: Bàn phím và touchpad

Chiếc Lenovo ThinkPad X250 mang thiết kế bàn phím trứ danh của dòng ThinkPad với các phím hơi cong lõm xuống giúp tạo cảm giác gõ tốt hơn, kết hợp với độ sâu của phím là 1.8mm và lực gõ phím là 56 gram tạo nên cảm giác thoải mái cho người dùng ngay cả khi phải đánh máy trong thời gian dài. Tất nhiên, bàn phím của chiếc X250 có đèn nền để người dùng có thể đánh máy ngay cả trong bóng tối.

Chiếc Dell Latitude E7250 có bàn phím cũng thoải mái không kém, với độ sâu của phím là 1.8mm và lực gõ phím có phần “nặng tay” hơn là 63 gram. Bàn phím cũng có đèn bàn phím sáng và bố trí đều để có thể thấy tất cả các phím trong bóng tối. Nhược điểm duy nhất có thể làm người dùng thấy không thoải mái là bốn phím mũi tên không có chiều cao bằng với các phím khác.

Touchpad của chiếc X250 có kích thước là 3.4 x 2.1 inch không có phím chuột cứng có thể giúp người dùng di chuyển chuột dễ dàng và không bị”nhảy” con trỏ khi nhấn phím chuột như nhiều touchpad liền khối khác. Các cử chỉ chạm đa điểm được thực hiện rất nhanh và chính xác.

Touchpad của chiếc Dell Latitude E7250 có kích thước là 3.9 x 2 inch, hơi dài hơn nhưng hẹp hơn của chiếc X250. Touchpad đi kèm với hai phím chuột rời cho những người thích có sự cứng cáp khi nhấn chuột. Tuy nhiên, bề mặt của touchpad lại khá trơn và các cử chỉ chạm đa điểm tuy khá chính xác nhưng riêng thao tác xoay hai ngón lại khá khó khăn.

Chiếc X250 được trang bị với nút chuột pointing stick của hãng Lenovo mang tên TrackPoint cho những người thích sử dụng nút di chuột để có độ chính xác cao nhất khi di chuyển con trỏ chuột trên màn hình. Đi kèm với TrackPoint là ba nút chuột đặt phía trên touchpad.

So sánh Lenovo ThinkPad X250 vs Dell Latitude E7250: Màn hình và âm thanh

Chiếc X250 có bốn phiên bản màn hình khác nhau: 1366 x 768; 1366 x 768 với công nghệ IPS; 1920 x 1080 không cảm ứng (cũng dùng IPS) và 1920 x 1080 có cảm ứng.

Với phiên bản màn hình full HD có cảm ứng của chiếc X250, màn hình này chỉ có thể hiển thị 64.3% dải màu sRGB, dưới mức trung bình là 78.7%. Màn hình của chiếc E7250 cũng có độ phân giải full HD với hỗ trợ cảm ứng đa điểm nhưng có khả năng hiển thị màu sắc tốt hơn với 69% dải màu sRGB.

Về độ sáng, màn hình của chiếc X250 có độ sáng đo được ở mức cao nhất là 387 nit, cao hơn nhiều mức trung bình là 272 nit và cao hơn độ sáng của chiếc E7250 là 360 nit.

Cả hai chiếc laptop này đều có loa ngoài khá kém, tuy âm lượng đủ để phát âm thanh vang một phòng họp lớn nhưng chất âm không được cao.

So sánh Lenovo ThinkPad X250 vs Dell Latitude E7250: Cổng kết nối và webcam

Chiếc ThinkPad X250 có đủ các loại cổng kết nối mà các doanh nhân cần. Cạnh bên trái của máy có một jack cắm tai nghe, một cổng USB 3.0, cổng Ethernet và một khe đọc thẻ nhớ 4 trong 1. Cạnh trái của máy có một cổng ra VGA, một cổng mini DisplayPort và một cổng USB 3.0.

So với chiếc X250, chiếc E7250 có tới 3 cổng USB 3.0 (một cổng thuộc loại PowerShare để sạc các thiết bị khác ngay cả khi máy đang tắt). Máy còn có một cổng HDMI, một khe đọc thẻ nhớ SD, một khe đọc thẻ thông minh, một cổng mini DisplayPort và một cổng Ethernet.

Webcam của chiếc X250 có độ phân giải 720p còn của chiếc E7250 là FHD. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh của cả hai webcam đều không được tốt.

So sánh Lenovo ThinkPad X250 vs Dell Latitude E7250: Hiệu suất và đồ họa

Cấu hình của chiếc X250 được đưa ra so sánh là CPU Intel Core i5-5300U 2.3GHz, RAM 8GB và ổ SSD dung lượng 180GB. Về phía chiếc E7250, cấu hình của laptop này là CPU Intel Core i5-5300U, RAM 8GB và ổ SSD dung lượng 256GB. Ổ SSD của chiếc E7250 có dung lượng cao hơn.

Ổ SSD của chiếc X250 đạt tốc độ xử lý là 108.3MBps, thấp hơn đáng kể so với tốc độ xử lý của ổ SSD của chiếc E7250 là 130.5MBps.

Về khả năng hoạt động của card đồ họa, cả chiếc X250 và chiếc E7250 đều được trang bị với card Intel HD Graphics 5500. Cả hai máy đều được thử với game World of Warcraft ở hai mức độ phân giải là 1,366 x 768 và 1,920 x 1,080 pixel ở mức cài đặt tự động. Chiếc X250 đạt mức framerate là 42/26 fps trong khi chiếc E7250 có mức framerate là 32/24 fps. Mức framerate đủ để có thể chơi được là từ 40 fps trở lên.

So sánh Lenovo ThinkPad X250 vs Dell Latitude E7250: Nhiệt độ

Sau cùng khoảng thời gian là 15 phút stream video HD, chiếc X250 có mức nhiệt cao nhất là 38.8 độ C ở đáy máy, còn chiếc E7250 có mức nhiệt cao nhất là 37.7 độ C ở góc trái ở lưng máy. Các điểm còn lại trên cả hai máy đều có mức nhiệt dưới 35 độ C.

So sánh Lenovo ThinkPad X250 vs Dell Latitude E7250: Thời lượng pin

Với bộ pin mở rộng 6-cell, chiếc X250 có thể đạt thời lượng pin tới hơn 15 tiếng. Thời lượng pin này gần gấp đôi thời lượng pin của chiếc E7250 là hơn 9 tiếng. Tuy nhiên, với bộ pin mặc định 3-cell, chiếc X250 chỉ có thời lượng pin là hơn 7 tiếng. Tuy nhiên, cả hai máy đều có thời lượng pin đủ cho một ngày làm việc với một lần sạc.

Kết luận

Chiếc Lenovo ThinkPad X250 và chiếc Dell Latitude E7250 là hai mẫu laptop doanh nhân cao cấp với thiết kế chuyên nghiệp có độ bền cao, khả năng bảo mật tốt, hiệu suất làm việc rất lý tưởng cho công việc đa nhiệm, nhiều cổng kết nối khác nhau và thời lượng pin đủ cho một ngày làm việc. Với mức giá khoảng 20 triệu tùy phiên bản, đây sẽ là hai ứng cử viên rất đáng giá cho những người đang tìm kiếm một chiếc laptop làm việc chuyên nghiệp.

Đức Lộc

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Nguồn: websosanh.vn