So sánh Nokia Lumia 830 và Samsung Galaxy S5
Cùng so sánh cấu hình của hai mẫu smartphone cao cấp trong phân khúc dưới 10 triệu đồng là Nokia Lumia 830 và Samsung Galaxy S5
-
So sánh Samsung Galaxy S5 và Nokia Lumia 1520
-
So sánh Samsung Galaxy Note 4 và Nokia Lumia 830
-
So sánh Samsung Galaxy S6 và Nokia Lumia 1520
-
So sánh smartphone Nokia Lumia 930 và Samsung Galaxy Note 4
Nokia Lumia 830
Ưu điểm:
– Kiểu dáng trẻ trung, bắt mắt với nhiều màu sắc
– Khả năng chụp ảnh thiếu sáng ấn tượng
– Camera độ phân giải cao với 10MP
Nhược điểm:
– Bộ vi xử lý trung bình
– Nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tầm giá
Ưu điểm:
– Màn hình có chất lượng hiển thị ấn tượng
– Camera khá năng động và có chất lượng cao
– Nhiều tính năng đi kèm
– Thời lượng pin ấn tượng
Nhược điểm:
– Vỏ nhựa
– Thiết kế chưa ấn tượng so với các đối thủ cùng phân khúc
So sánh về thiết kế
Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác đầu tiên về thiết bị này đó là nó khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Với thiết kế gần như không có nhiều sự khác biệt so với các mẫu smartphone tiền nhiệm, mặt sau Lumia 830 bao gồm một nắp lưng có thể tháo rời, cụm camera khá “hầm hố” với độ phân giải 10 MP công nghệ PureView. Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Lớp viền kim loại này được gia công khá dày, chính vì thế nó cũng sẽ “bảo vệ” Lumia 830 tốt hơn trong quá trình sử dụng, những tác động nhẹ về ngoại lực sẽ khó có thể gây “tồn hại” đến máy.
Lumia 830 được trang bị màn hình cảm ứng 5 inch. Phía trên là Logo Nokia, camera trước 0,9 MP. Chiếc điện thoại này sử dụng ba phím điều hướng dạng cảm ứng với phím home đặc trưng trên Windows Phone.
Mặc dù được đánh giá là khá hoàn hảo về ngoại hình bên ngoài nhưng chất liệu nhôm dùng để gia công khung máy chính là điểm “trừ” trên 830. Khi máy thực hiện những tác vụ đòi hỏi phần cứng hoạt động với cường độ cao sẽ khiến phần thân máy Lumia 830 nóng lên nhanh chóng, đặt biệt là hai cạnh máy. Khung kim loại nóng lên khá nhanh vì tính năng dẫn nhiệt.
Đây là điều sẽ khiến cho người dùng khá nghi ngại khi cầm máy trên tay lâu để chơi game hay xem video do viền máy tỏa nhiệt nóng nhanh nên rất khó chịu. Ngoài ra, mặt lưng 830 khác với Lumia 930 khi có thể dễ dàng tháo lắp. Chính vì thế nên Lumia 830 có chút không liền mạch trong thiết kế do máy không hoàn toàn “nguyên khối” nhưng pin dễ dàng thay thế được cũng xem như một điểm cộng hợp lý.
Về phần mình, phải công nhận rằng Samsung đã đầu tư rất nhiều thời gian để tạo ra được chiếc Galaxy S5 có một thiết kế khác biệt so với 2 người tiền nhiệm của nó trước đây là S3 và S4. Điều dễ thấy nhất đó là ở mặt sau Samsung đã thiết kế một bề mặt nhám với nhiều lỗ khắc chìm, thay vì trơn láng và bóng bẩy trên chiếc S4.
Tuy nhiên thiết kế vỏ nhựa của Samsung Galaxy S5 bị khá nhiều người đánh giá thấp, do không mang lại vẻ sang trọng, đắt tiền giống như các mẫu smartphone vỏ kim loại khác như Sony Xperia Z2, hay HTC One M8 mang lại. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thiết kế của nó không bằng cả người tiền nhiệm S4 về mặt thẩm mĩ.
Tuy nhiên khi thực sự nằm trên tay, chiếc Galaxy S5 lại tạo cảm giác khá thoải mái. Mặt sau những tưởng là khuyết điểm, thì trên thực tế tạo cảm giác mềm mại và ôm tay khi cầm. Có thể nói rằng trong các thiết bị cao cấp mà sở hữu vỏ nhựa, thì cả iPhone 5C và Samsung Galaxy S5 đều đang là những người dẫn đầu về mặt thiết kế thẩm mĩ của mình.
So sánh về phần cứng và hiệu năng xử lý
Bản thân hệ điều hành Windows Phone 8.1 là một nền tảng được Microsoft tối ưu hoá cho việc tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng. Vì vậy, Microsoft cũng không cần đặt nặng việc trang bị cấu hình máy cao vì nó thể là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Chính xác hơn, chip xử lý trên 830 chỉ thuộc tầm trung, Snapdragon 400 có 4 nhân mỗi nhân mạnh 1,2 GHz, bộ nhớ RAM rất “khiêm tốn”, chỉ 1 GB. Máy có bộ nhớ trong 16 GB cho phép hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài microSD tối đa lên đến 128 GB.
Nhìn chung, qua trải nghiệm sản phẩm, việc sử dụng những tác vụ bình thường như mở chức năng để thực hiện cuộc gọi hay soạn tin nhắn, chạm, lướt trên màn hình cảm ứng, sản phẩm đều đáp ứng rất tốt về độ nhạy và không cảm nhận được độ trễ. RAM 1 GB là vừa đủ để có thể hoạt đông mượt mà trên các ứng dụng cơ bản
Về phần mình, tại thời điểm ra mắt cho đến nay, siêu phẩm Samsung Galaxy S5 là một trong những thiết bị di động mạnh mẽ nhất. Nó được trang bị bộ vi xử lý Snapdragon 801, phiên bản nâng cấp của Snapdragon 800 được dùng trên hàng loạt các mẫu smartphone cao cấp năm ngoái.
Bộ vi xử lý của Galaxy S5 cũng có lõi quad-core với tốc độ 2.5GHz và chạy ở xung nhịp 200MHz, nhanh hơn một chút so với các đối thủ cùng phân khúc Sony Xperia Z2 hay HTC One M8 về mặt thông số. Đáp lại về lượng RAM, Galaxy S5 lại chỉ có 2GB, kém chiếc Xperia 1GB RAM.
Ở khả năng benchmark, Galaxy S5 cũng đạt những số điểm rất ấn tượng với 18600 điểm khi chạy bài test 3D cùng trình Unlimied Ice Storm, thấp hơn một chút so với HTC One M8. Ở trình Geekbench 3, chiếc S5 đạt 2908 điểm, cao hơn One M8 với 2840 điểm. Điều này hoàn toàn có thể dễ dàng lý giải bởi xung nhịp của bộ xử lý trên Galaxy S5 cao hơn những 200MHz so với đối thủ tới từ HTC.
Ở khả năng chơi games, chúng tôi đã thử nghiệm Galaxy S5 với hầu hết các trò chơi có cấu hình mạnh mẽ nhất hiện nay như Asphalt 8, Real Racing 3,.. và hầu như không có bất cứ khung hình nào bị tụt giảm. Máy chạy mượt mà với cả những games yêu cầu dung lượng RAM cao như Riptide 2 hay Dead Trigger 2. Tất cả là nhờ một nền tảng phần cứng vững chắc phía sau.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam