Soi những nét độc đáo về thiết kế của BlackBerry Passport và LG G Flex
Khi mà đa số các mẫu smartphone đều tuân theo một kiểu thiết kế chung, thì BlackBerry Passport và LG G Flex là hai đại diện cho sự phá cách hoàn hảo đi kèm với nhiều tính năng độc đáo khác
-
So sánh BlackBerry Passport và LG G Flex 2: Độc đáo về thiết kế
-
So sánh BlackBerry Passport và Moto X: Đột phá về thiết kế
-
Đánh giá BlackBerry Passport – smartphone cao cấp dành cho doanh nhân (Phần 1: Thiết kế)
-
So sánh BlackBerry Passport và BlackBerry Priv
BlackBerry Passport
Ưu điểm:
– Thiết kế độc đáo, ấn tượng
– Thời lượng pin khá
– Hỗ trợ khá nhiều nâng cấp dựa trên nền tảng BlackBerry
Nhược điểm:
– Hơi nặng và bất tiện nếu sử dụng bằng một tay
– Cách bố trí bàn phím cảm ứng hơi khó làm quen
– Ứng dụng chạy trên nền tảng Android gặp nhiều khá nhiều lỗi
LG G Flex
Ưu điểm:
– Bộ xử lý ở mức khá
– Nhiều công nghệ hấp dẫn đi kèm
– Ảnh chụp ngoài trời cho chất lượng khá tốt
Nhược điểm:
– Giá vẫn còn khá đắt
– Màn hình cảm ứng gặp nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng
Với điểm nhấn về thiết kế của mình, LG G Flex tỏ ra khác biệt hẳn so với các mẫu smartphone phổ biến hiện nay, bao gồm cả các siêu phẩm như iPhone 6, Samsung Galaxy S5,.. Bên cạnh đó, BlackBerry Passport cũng sở hữu có một thiết kế độc chẳng hề kém cạnh gì, mà những người Canada gọi là “tính chuyên nghiệp” của một dòng smartphone cho doanh nhân.
Cùng chúng tôi đánh giá xem đâu mới là mẫu smartphone có thiết kế độc đáo hơn cả nhé
BlackBerry Passport có thiết kế “vuông” trông khá lạ mắt và độc đáo
Như các bạn có thể nhận thấy, chiếc “passport” của BlackBerry có một thiết kế vuông khác lạ so với kiểu dáng chung của những smartphone phổ biến hiện nay. Nghe có vẻ kì quái, nhưng nhà sản xuất đại tài BlackBerry lại hết sức tin tưởng vào sự thành công của thiết kế này.
Có tạo hình gần giống với một chiếc passport thực tế, nó cũng có một độ dày khá ấn tượng với 9.3mm. BlackBerry giải thích, kích thước chiều rộng được kéo dài của nó giúp cho các thao tác xử lý văn bản, excel, hay duyệt email thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy rằng còn quá sớm để có thể nói rằng BlackBerry Passport sẽ mang lại tốc độ xử lý văn bản, duyệt email nhanh hơn so với những siêu phẩm smartphone hiện nay như Galaxy S5 hay iPhone 6 Plus, nhưng đây cũng là điều mà nhà sản xuất này mong muốn và đang hướng tới.
Điểm nhấn của BlackBerry Passport đến từ các đường viền bằng thép không gỉ bao quanh lớp vỏ nhựa plastic mềm, tạo cảm giác chắc chắn nhưng không quá nặng nề (mặc dù trọng lượng thực tế của nó khá là nặng đấy!). Và có một điểm chắc chắn đó là chiếc Passport không thể sánh được với những iPhone 6 hay HTC One M8 về vẻ đẹp sang trọng của thiết kế kim loại, thế nhưng nhìn chung nó cũng là một trong những smartphone được chăm chút khá nhiều về ngoại hình đối với các người tiền nhiệm.
Về vị trí các nút bấm, BlackBerry cũng thực hiện khá tinh tế với từng thiết kế của nút nguồn, jack cắm tai nghe, nút tăng giảm âm lượng,.. Bên cạnh đó có một nút ấn mà nhiều người nhầm tưởng là nút kích hoạt chế độ chờ, nằm giữa hai nút tăng giảm âm lượng. Trên thực tế, nút cứng này giúp chúng ta quản lý tác vụ BlackBerry Assistant và mute âm thanh.
Khi nhìn vào nhiều góc cạnh hơn, chiếc BlackBerry Passport với thiết kế kéo dài về chiều rộng như vậy chắc chắn sẽ gây những trở ngại nhất định cho người dùng chưa quen, nhất là những người có bàn tay nhỏ và không thể cầm nắm bằng một tay.
Thiết kế vuông này cũng khiến cho người dùng BlackBerry Passport khó lòng có thể nhét vừa nó vào túi quần. Giải pháp hợp lý nhất đối với chiếc điện thoại này có lẽ là cất nó trong túi rộng của áo khoác, áo jacket.
Một chi tiết cũng không thể không nhắc tới đó là chiếc Passport của BlackBerry có hỗ trợ thẻ nhớ microSD chứ không giới hạn bộ nhớ như một vài model tiền nhiệm. Khe cắm thẻ nhớ này có thể được tìm thấy bên dưới nắp đậy bảo mật ở góc phía trên của điện thoại, cùng với khe cắm Nano SIM.
Trên thực tế, có không nhiều những tính năng lạ hay độc đáo bên trong LG G Flex, tuy nhiên người dùng ắt hẳn vẫn sẽ còn nhắc tới chiếc smartphone này nhờ vào kiểu thiết kế có một không hai: màn hình cong và có thể co dãn được.
Giống như trên chiếc LG G2, hay LG G3, thì LG G Flex cũng có các vị trí nút cứng được bố trí hoàn toàn ở mặt sau của nó, giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng với ngón trỏ hoặc ngón giữa đỡ phía sau khi cầm máy. Thiết kế này tỏ ra đặc biệt hiệu quả với những chiếc smartphone có kích thước màn hình lớn hơn 5″, khi mà người dùng thường xuyên gặp khó khăn khi nhấn các nút cứng ở hai cạnh bên với bàn tay bị kéo dãn hết mức.
Các bộ phân bên trong máy, bao gồm cả cục pin đều được làm theo kiểu dáng cong phù hợp với thiết kế độc đáo của G Flex. Nếu nhìn kỹ, có thể thấy rằng LG đã rất khôn khéo khi để dành một vài khoảng trống quan trọng bên trong thân máy bởi mỗi khi “bẻ cong” thì các bộ phận sẽ cần một khoảng không gian nhất định để duỗi ra.
Ngoài ra, các chi tiết phần cứng khác của LG G Flex được đánh giá là đều có một ví trí hợp lý, bao gồm cổng microUSB được đặt bên cạnh dưới của máy, kế bên jack cắm tai nghe. Thêm một điểm nữa đó là G Flex sử dụng micro-SIM, khác với kiểu nano-SIM như trên Moto G hay các dòng iPhone. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy khe cắm SIM này ở cạnh bên trái của máy.
Tuy nhiên người dùng G Flex chắc chắn cũng sẽ gặp phải một sự bất tiện không nhỏ, khi mà máy không hỗ trợ thẻ nhớ microSD giống như hầu hết các mẫu điện thoại chạy nền tảng Android khác, mà chỉ có một phiên bản bộ nhớ duy nhất với 32GB. LG G Flex cũng sẽ có một mặt sau không thể tháo rời, nhằm tránh khỏi các rắc rối về khớp nối khi “uốn dẻo”.