7 thiết bị âm thanh chuyên nghiệp nghe nhạc xem phim chất lượng nhất
Hiện nay hình thức kinh doanh phòng hát karaoke đang rất phổ biến và mang lại nhiều lợi nhuận. Vậy làm sao để chọn mua được các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp cho phòng karaoke? Websosanh sẽ chia sẻ cho các bạn 7 bước chọn mua chuẩn nhất.
-
Review Loa Bose 101: Thiết bị âm thanh chuyên nghiệp, chất lượng cao của Mỹ
-
Đánh giá dàn âm thanh Microlab M108U – 2.1, cho chất lượng âm thanh chuyên nghiệp
-
Đánh giá dàn âm thanh Bluray 3D Samsung HT-F4530H – giải trí đỉnh cao với chất lượng âm thanh, hình ảnh chuyên nghiệp
-
Thiết bị Nghe & Nhìn Ali nơi cung cấp & lắp đặt hệ thống âm thanh phòng họp chuyên nghiệp tại tphcm
Nếu bạn muốn kinh doanh loại hình phòng hát karaoke các bạn cần phải biết đến tầm quan trọng của các thiết bị âm thanh. Thiết bị âm thanh đóng một vai trò quan trọng trong phòng hát của bạn. Nếu âm thanh phòng hát của bạn đạt chuẩn sẽ khiến người nghe thoải mái và thích thú. Những âm thanh kém chất lượng sẽ khiến việc kinh doanh của bạn trở nên thất bại.
Ngày nay nhu cầu đối với loại hình giải trí karaoke đang ngày cao. Việc chọn thiết bị âm thanh chuyên nghiệp, xứng tầm đẳng cấp cũng đang được mọi người đề cập rất nhiều. Trước khi muốn đem về lợi nhuận từ hình thức này bạn cần phải có sự lựa chọn dàn thiết bị âm thanh một cách thông minh. Sau đây Websosanh sẽ chia sẻ cho các bạn 7 mẹo giúp sắm dàn âm thanh nghe nhạc chuyên nghiệp nhất.
- Chọn Loa – Công suất
Việc sở hữu một bộ loa phù hợp với nhu cầu là điều rất quan trọng. Đối với những phòng hát nhỏ bạn chỉ nên chọn những loa từ 100W – 150W. Những dàn loa karaoke gia đình cao cấp cấu hình chuẩn giá tốt có màng loa kim loại sẽ mang đến chất lượng âm thanh sắc nét và trung thực hơn.
Những bộ loa cao cấp thì bạn nên thêm vào một loa sub để âm thanh có thể sống động. Việc đặt vị trí loa cũng khá quan trọng, bạn nên xoay loa với góc 90 độ với người hát để chất lượng âm thanh được tốt nhất.
Tóm lại loa là một bộ phận không thể thiếu trong các hệ thống âm thanh karaoke chuyên nghiệp. Có rất nhiều loại loa tùy theo nhu cầu của mỗi người để chọn các hãng loa phù hợp nhất. Thị trường loa hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất loa nổi tiếng: thương hiệu Klipsch, hãng âm thanh JBL, thương hiệu Dalton của Việt Nam,…
2. Bộ kích hoạt âm tần
Bộ kích hoạt âm tần hay còn được gọi là amply. Amply giúp âm thanh được kích tần số để có thể phát ra loa tương thích. Loa và amply phải có cùng tần số phát và nhận để có thể phát ra âm thanh.
Nên để loa gần với amply để có thể cho ra chất lượng âm thanh tốt nhất. amply cũng là một trong các bộ phận không thể thiếu của dàn âm thanh xem phim, nghe nhạc, karaoke. Tùy theo mỗi loại loa bạn có thể chọn cho mình những bộ amply cao cấp của thương hiệu công nghệ điện tử Sony hoặc các ông lớn nổi tiếng khác.
3. Bộ nén âm thanh
Bộ nén âm thanh là một bộ phận có chức năng hãm tần số âm thanh. Bộ nén này sẽ bảo vệ loa khỏi những tần số âm thanh quá cao khiến loa bị hư hỏng. Nếu như bạn nghe phải những âm tần quá cao cũng sẽ khiến tai bạn bị tổn thương.
4. Bộ phân tần âm thanh ra loa
Thiết bị phân âm tần là một sản phẩm có chức năng chia các âm thanh cho từng loại loa. Các dải tần của âm thanh bao gồm: High – Subwoofer – low med và high med. Mỗi loại loa sẽ có những giắc cắm riêng bạn nên chia chính xác để bộ phân tần hoạt động hiệu quả nhất.
5. Bộ điều chỉnh tần số âm thanh
Bộ điều chỉnh tần âm thanh có tác dụng là loại bỏ những tần số âm thanh dư thừa gây nhiễu. Trong các show chuyên nghiệp sẽ có nhiều equalizer vậy nên phải dùng bộ này để có thể chỉnh được từng dải âm tần một. Bộ chỉnh tần âm cũng có tác dụng nâng dải tần âm thanh cho các thiết bị âm nhạc khác.
6. Bộ trộn tín hiệu âm thanh
Bộ trộn tín hiệu âm thanh còn có tên gọi khác là mixer. Thiết bị này được xem như trái tim của hệ thống âm thanh. Mixer có công dụng là xử lý các tín hiệu âm thanh rồi cho ra với thể thức stereo hoặc là mono.
Có nhiều loại mixer theo từng nhu cầu sử dụng riêng như mixer biểu diễn, mixer karaoke,… Đối với những nhà sản xuất âm nhạc thì mixer là một công cụ không thể thiếu. Nó giúp cho các nhà sản xuất điều chỉnh chất lượng âm thanh theo ý muốn của mình.
Tùy từng hãng sản xuất mixer sẽ có các công cụ mix khác nhau. Các chức năng chính của bộ mixer này có thể kể đến: Balance, Aux, faded tổng âm, faded nhóm âm, ….
7. Nguồn phát tín hiệu âm thanh
Nguồn phát âm thanh có thể là một đầu VCD, DVD, máy tính hoặc các loại đầu hát. Các thiết bị ngoại vi có sound line out đều có thể trở thành nguồn phát tín hiệu âm thanh.
Trên đây là tổng hợp 7 mẹo chọn mua thiết bị âm thanh chuyên nghiệp mà Websosanh muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn đưa ra một sự lựa chọn đúng đắn để sắm dàn âm thanh chuẩn công nghệ cao chất lượng để tận hưởng trọn vẹn phút giây thư giãn bên bạn bè, gia đình nhé,