Cách kết nối dành âm thanh “chuẩn không cần chỉnh”
Sau khi đã chọn lựa được những thiết bị tốt cho dàn âm thanh thì việc kết nối chúng lại cũng là một vấn đề mà nhiều người dùng gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể kết nối dàn âm thanh đơn giản nhất.
-
Sữa Blackmores số 2 nội địa Úc có tốt không ? Cách pha sữa Blackmores số 2 chuẩn khỏi chỉnh
-
Cách cài đặt và cân chỉnh loa Sub chuẩn nhất
-
Cách lựa chọn serum chuẩn dành cho từng loại da
-
Top 3 sản phẩm sữa rửa mặt ph 5.5 chuẩn không cần chỉnh
Các hệ thống, dàn âm sân khấu, hội trường và ngay chính trong không gian phòng của bạn nếu không được kết nối đúng cách sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của bạn, không những vậy nó còn làm mất tính thẩm mỹ và khó xử lý khi gặp vấn đề trục trặc.
Vậy làm sao để có thể kết nối dàn âm thanh một các dễ dàng và đúng chuẩn nhất ?
Cách kết nối cho dàn âm thanh gia đình
Việc kết nối các thiết bị trong dàn âm thanh cần phải thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận
Dàn âm thanh gia đình thường là dàn đồng bộ vì vậy tính thẩm mỹ của dàn âm thanh là khá cao nếu bạn không xử lý khéo các dây kết nối thì chúng sẽ phá hỏng tất cả. Bạn nên đầu tư chút công sức và thời gian để kết nối loa, dây tín hiệu sao cho thật khéo léo và gọn gàng để vừa mang tính thẩm mỹ cho không gian phòng, và cũng đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của bộ dàn âm thanh nhà bạn.
Với các dàn âm thanh nghe nhạc Stereo đơn giản của gia đình, với 2 loa, và amply cùng đầu DVD xếp chồng lên nhau thì việc kết nối dẫn cho bộ dàn này cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng các sợi dây tín hiệu nối phía sau các thiết bị này lại với nhau, và với trường hợp này thì các sợi dây tín hiệu chỉ cần dài vừa đủ hoặc dư chút xíu là đã có thể gọn gàng.
Trường hợp với các sợi dây tín hiệu quá dài, bạn có thể xoắn vòng lại và dùng dây rút hoặc các sợi kẽm mỏng để cố định lại là đã ổn. Bạn chỉ nên buộc các dây kết nối lại với nhau và tách riêng các dây nguồn.
Các kết nối dàn âm thanh 5.1 trở lên
Các bộ dàn âm thanh 5.1 trở lên thì hệ thống sẽ bao gồm nhiều loa hơn vì vậy việc kết nối sẽ có phần rắc rối và phức tập hơn. Nhưng nếu bạn để ý và tỉ mỉ một chút thì bạn hoàn toàn có thể kết nối gọn gàng và có tính thẩm mỹ cao.
Ngoài việc kết nối dây giữa các thiết bị và dùng dây kẽm mỏng để gom dây giống với khi kết nối dàn âm thanh ở phần trên thì với việc kết nối với các loa đặt xa hệ thống bạn nên tìm cách xử lý giấu dây.
Thực hiện các biện pháp giấu dây kết nối trong phòng
Cách 1: Bạn có thể sử dụng thảm sẵn có trong không gian phòng hát và kết nối tín hiệu dưới thảm.
Cách 2: Bạn sử dụng ống gen điện chạy dọc theo mép tường. Bạn có thể lựa chọn mua các ống nhựa có cùng màu sắc trùng với màu tường để nhìn không bị quá lộ.
Cách 3: Tận dụng sàn gỗ thì việc “giấu” dây loa, dây tín hiệu phía dưới sẽ rất đơn giản. Bạn chỉ cần khoét lỗ ở các điểm tiếp xúc giữa dây và thiết bị rất gọn gàng và thẩm mỹ cao.
Cách 4: Với các loa treo thì bạn hoàn toàn có thể để toàn bộ dây dẫn trên trần giả (trần thạch cao, trần nhựa, trần xốp) và sau đó chạy dây xuống thiết bị bằng các loại ống.
Cách kết nối cho dàn âm thanh hội trường, sân khấu, đám cưới
Đối với các dàn âm thanh đám cưới, hội trường, sân khấu chuyên nghiệp thì việc kết nối dẫn sẽ cần cẩn thận và tỉ mỉ hơn. Các hệ thống dàn âm thanh này thường được lắp đặt để sử dụng trực tiếp vì vậy chỉ cần sơ suất nhỏ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình vận hành của hệ thống âm thanh.
Bạn nên chuẩn bị phương án bố trí và kết nối các thiết bị trước khi đi vào lắp đặt, điều này giúp cho bạn có thể ước tính và chuẩn bị trước cho mọi tình huống.
Đối với dàn âm thanh yêu cầu sự linh hoạt như : dàn âm thanh đám cưới, sân khấu… thì bạn cần kết nối gọn gàng. Chạy dây dẫn tập trung ở những vị trí ít người qua lại để tránh các tình trạng người tham dự va phải. Để tối ưu cho hệ thống bạn nên sử dụng hộp cáp nối tín hiệu âm thanh.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam