Đánh giá laptop Dell Inspiron 11 3000: 2 thiết bị trong 1 nổi bật
Với laptop Inspiron 11 3000, Dell hứa hẹn đem tới cho người dùng một thiết bị có nhiều ưu điểm nổi bật với mức giá rất phải chăng.
-
Đánh giá laptop Dell Inspiron 11 3000 (2015): laptop lai tốt nhất của Dell
-
So sánh laptop Acer Aspire Switch 11 và Dell Inspiron 11 3000
-
Đánh giá laptop Dell Inspiron 15 5000: thiết kế hấp dẫn, cấu hình mạnh mẽ
-
Đánh giá laptop Dell Inspiron 14 7000: thiết kế vỏ nhôm, cấu hình mạnh mẽ
Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại laptop 2 trong 1, trong đó có Dell Inspiron 11 3000 đã và đang khẳng định được chỗ đứng của mình. Giá khởi điểm của sản phẩm là 399$ (tương đương hơn 8 triệu rưỡi) cùng màn hình cảm ứng 11.6-inch, bộ vi xử lý Intel N-series, RAM 4GB và ổ cứng 500GB. Tuy nhiên mức giá được đưa ra cũng tương đương với mức giá của các đối thủ tới từ HP và Lenovo. Vậy điều gì đã làm cho sản phẩm của Dell trở nên đặc biệt?
Thiết kế
So với mức giá khởi điểm 400$ (tương đương 8 triệu đồng) thì Inspiron 11 sở hữu thiết kế khá bắt với lớp vỏ nhựa được phủ sơn bạc bóng tạo cảm giác như vỏ máy được làm bằng nhôm. Phím nguồn được thiết kế nhỏ gọn thanh lịch bên cạnh máy. Bàn phím vừa đủ nằm gọn trong hai lòng bàn tay và nổi bật lên cùng màu đen giữa tông màu bạc.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì sản phẩm của Dell không khác gì một chiếc laptop bình thường tuy nhiên do có 2 thanh bản lề lớn nên màn hình máy có thể xoay 360 độ và trở thành 1 chiếc tablet. Trong chế độ này, bàn phím sẽ được vô hiệu và người dùng sẽ sử dụng màn hình cảm ứng thay thế nó.
.
Để tạo sự thuận tiện lớn nhất cho người sử dụng thì Dell bố trí một phím window vật lý nhỏ phía dưới màn hình để giúp người dùng nhanh chóng thoát ra màn hình chính hoặc giao diện Modern UI (giao diện thay thế cho Start Menu cũ). Một điểm khá vô duyên trong thiết kế của nó là chiều rộng của mép dưới màn hình lớn hơn các mép còn lại. Lý do Dell thiết kế như vậy có lẽ là để nâng chiều cao màn hình so với bàn phím khi ở chế độ laptop tuy nhiên Dell nên tìm một cách thẩm mỹ hơn để khắc phục nhược điểm đó.
Loa máy được bố trí ở hai bên máy qua lớp lưới mỏng. Phía bên tay phải là nút nguồn cộng với nút chỉnh âm thanh để sử dụng khi ở chế độ máy tính bảng.
Với kích thước 11.8 x 7.93 x 0.83 inch ( 30 x 20 x 2 cm) và khối lượng 1.4 kg, thiết bị vừa đủ nhỏ gọn để cho vào một chiếc túi tái liệu nhưng lại khá nặng đối với một chiếc tablet.
Bàn phím và bàn di chuột
Các phím bấm được bố trí nổi, cách nhau 2.2 mm và tương đối nhạy với khối lượng bấm khoảng 60 grams. Khi so sánh tốc độ đánh máy trung bình 65 từ/phút của tác giả với tốc độ đánh máy trên Dell Inspiron thì ta không thấy nhiều khác biệt đáng kể bởi nó cũng xấp xỉ 70 từ/phút. Vấn đề chính của nó là do vỏ máy được làm hoàn toàn bằng nhựa nên các phím khi bấm tạo ra cảm giác không chắc chắn, trồi sụt do bị lún bàn phím.
Bàn di chuột của máy khá mượt nhưng thỉnh thoảng không được nhạy khi di chuột hoặc khi sử dụng 2 ngón để cuộn trang. Hai phím bấm chìm ở góc dưới cũng tỏ ra hơi cứng. Nếu để đánh giá bàn di chuột cho việc sử dụng hàng ngày thì chỉ dừng ở mức tạm được.
Màn hình
Màn hình cảm ứng 11.6-inch độ phân giải 1366×768 của Inspiron 11 3000 tốt nhưng chưa phải là tuyệt. Độ sáng của màn hình rơi vào khoảng 183 nits (đơn vị đo độ sáng của màn hình điện tử), sáng hơn đối thủ HP Pavilion x360 (151 nits), thấp hơn Lenovo IdeaPad Yoga 2 11 (342 nits) trong cùng tầm giá và thấp hơn so với mức trung bình 253 nits của các dòng máy siêu di động.
Độ hiển thị màu của màn hình Dell khá tốt khi qua bài test sRGB, khả năng hiển thị của nó cao hơn khi so sánh với 2 đối thủ HP và Lenovo lần lượt là 24.7% và 13.7 %. Còn nếu so với các dòng siêu nhỏ gọn nói chung thì cao hơn khoảng 14.7%.
Tuy nhiên, độ chân thực của hình ảnh của nó thì chỉ ở dưới mức trung bình. Chỉ số Delta-E (chỉ số đo độ chính xác màu sắc) của Inspiron, Pavilion và IdeaPad Yoga lần lượt là 9.3, 7.4, 6.6 (càng thấp càng tốt) trong khi chỉ số trung bình là 6.1.
Màn hình cảm ứng của nó tạo cảm giác rất “sướng” mỗi khi sử dụng. Cứ mỗi khi không cần dùng bàn phím thì tác giả đều sử dụng màn cảm ứng thay thế cho bàn di chuột. Phần bản lề rất chắc chắn khiến chúng ta không lo lắng mỗi khi gập hay xoay màn hình giữa hai chế độ.
Âm thanh
Loa của Dell Inspiron 11 3000 hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nếu so với một thiết bị khá nhỏ gọn. Tương tự như các laptop ultraportable khác, bass của nó khá yếu tuy nhiên âm thanh hiển thị to và rõ ràng kể cả khi ta bật max volume. Thiết bị có khả năng phát âm có độ lớn 82 dB từ khoảng cách 60cm.
Nhiệt độ
Nhiệt độ của máy tương đối dễ chịu khi phải làm việc liên tục. Sau 15 phút xem phim online trên trang web Hulu, nhiệt độ bàn phím rơi vào khoảng tầm 26 độ rưỡi và nhiệt độ nơi nóng là giữa bàn phím và vào khoảng 30 độ C. Tuy chỉ có phần thoát nhiệt của máy được đặt ở bản lề giữa màn hình và bàn phím nên khi sử dụng ở chế độ tablet bạn cần tránh tiếp xúc với nó.
Camera và các cổng kết nối
Số lượng các cổng kết nối của Inspiron là tương đương với các laptop khác trong cùng phân khúc. Bên trái có 2 cổng USB 2.0, 1 cổng HDMI, ngõ cắm tai nghe và nguồn. Bên phải có duy nhất 1 cổng USB 3.0, 1 khe đọc thẻ SD, nút chỉnh âm và nguồn.
Được trang bị webcam chất lượng 720p tuy nhiên khá là khó để có thể có một tấm ảnh đẹp với nó. Bạn có thể thấy tấm ảnh chụp trong văn phòng ở trên trông rất tối, mờ và khá nhiễu. Chất lượng cũng thay đổi rất khác nhau khi chụp ở cùng 1 địa điểm tại các thời gian khác biệt trong ngày (thậm chí kể cả khi ở trong nhà).
Hiệu năng
Cấu hình máy khi thử nghiệm là bộ vi xử lý Intel Pentium Quad Core N3530 2.16-GHz, 4GB RAM, ổ cứng 500GB tốc độ 5400 vòng/phút. Tuy N3530 không phải là chip thuộc phân khúc có tốc độ xử lý mạnh nhưng nó chạy khá mượt khi mở đồng thời 6 tab web và một trong số đó đang xem video full HD online.
Khi cho máy chạy thử bài test hiệu năng chung Geekbench 3, Inspirion đạt 3.395 điểm, cao hơn khi so sánh với HP Pavilion x360 chỉ được 3.248 (Intel Pentium N3520 2.17-GHz) nhưng thấp hơn 3.348 điểm của IdeaPad Yoga 2 (Intel N3520) trong khi hiệu năng trung bình của phân khúc là 4.154.
Tốc độ chuyển dữ liệu của máy ở mức trung bình khi có thể chuyển một file dung lương 4.97 GB trong vòng 2 phút 47 giây với tốc độ trung bình 30.5MBps.
Đồ họa
Với cạc đồ họa liền Intel HD Graphics thì Dell Inspiron 11 3000 đủ sức chạy các tựa game online và những game không đòi hỏi đồ họa cao. Khi cho máy chạy thử Hearthstone: Heroes of Warcraft ở mức Medium, máy hoạt động khá ổn ở cả 2 chế độ và chỉ thỉnh thoảng có chút giật khung hình. Ngoài ra, Inspiron 11 3000 đạt tốc độ khung hình 20 fps khi chạy World of Warcraft ở chế độ mặc định.
Thời lượng pin
Thiết bị của Dell có thể hoạt động liên tục hơn 6 tiếng đồng hồ trong điều kiện lướt web liên tục ở độ sáng 50%, khá bình thường nếu so với các laptop siêu di động khác nhưng đối với một chiếc laptop lai thì con số này là khá đáng nể. So sánh với 2 đối thủ là Lenovo và HP thì cả 2 đều có thời gian ngắn hơn khá đáng kể (5 tiếng 19 phút và 3 tiếng 43 phút).
Tổng kết
Inspiron 11 3000 hiện là một trong những chiếc laptop lai có giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Thiết kế thanh lịch, khả năng gập màn hình để sử dụng với nhiều tư thế và thời lượng pin rất tốt với một thiết bị giá rẻ là những điểm mạnh của thiết bị. Điểm trừ của máy có lẽ chỉ là bàn di chuột không như ý và bàn phím hơi mềm. Dù vậy đây vẫn là thiết bị rất đáng mua cho sinh viên bởi sự tiện lợi và khẳ năng di động của nó cùng mức giá rất mềm. Hiện ở Việt Nam đang được phân phối chủ yếu phiên bản có bộ vi xử lý Core i3 hiệu năng cao hơn Core Pentium một chút.
Giá tham khảo: 13.356.000 đ
Xem thêm so sánh giá Inspiron 11 3000.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam