Hướng dẫn sử dụng chung về Amply (Amplifier)
Amply đang ngày càng bắt đầu được nhiều người tiêu dùng Việt sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt rõ các thông số cũng như ý nghĩa của bộ amp.. Dưới đây là một vài thông tin hữu ích mà chúng tôi sưu tầm được bạn có thể tham khảo.
-
Amply (Amplifier) Arriang PA 8800 – “Đắt xắt ra miếng”
-
Nghe nhạc cực hay với Amply (Amplifier) Denon PMA 720 AE
-
Amply (Amplifier) Boston PA 3500: khuếch đại tốt, âm thanh hay
-
Tìm hiểu về thiết bị Amply hay Amplifier trong dàn âm thanh
1. Những điều cần lưu ý
– Không được mở nắp máy và tự ý sửa chữa bên trong máy. Bạn nên tham khảo các chuyên gia có chuyên môn.
– Không đặt thiết bị ampli dưới mưa hoặc môi trường ẩm ướt
– Để tránh bị điện giật bạn không dùng những jack cắm với dây điện trần hoặc bị hở. Chỉ s ử dụng khi chúng được bọc kỹ
– Tắt nguồn trước khi kết nối thiết bị
– Nối đất thiết bị để tránh bị điện giật
– Vol của Master vặn về mức 0 trước khi bật nguồn Ampli để tránh tình trạng âm thanh quá lớn, tiếng rít gây hư hại cho loa.
– Hạn chế việc để vật lạ hoặc để nước rơi vào trong thiết bị.
Một vài phím điều khiển cơ bản của amply
2. Trước khi kết nối
– Trong trường hợp bạn dùng thiết bị amplifier để nối với các thiết bị bên ngoài, chỉ nên mở điện lên khi chắc chắn rằng tất cả các thiết bị chức năng được lắp ráp vào đúng nơi đúng chỗ.
– Cách lắp ráp dây loa: Ở mỗi đầu dây, bạn tuốt một đoạn khoảng 15mm. Chú ý bạn không được để 2 đầu dây chạm vào nhau bởi nếu bạn vô tình để chúng chạm vào nhau sẽ gây hư hỏng cho máy.
3. Chi tiết ý nghĩa của các núm điều chỉnh
Một vài kênh điều chỉnh chính của dàn amply
Điều chỉnh kênh Micro
Mic: dùng để bạn cắm Micro
Gain: khi bạn nhấn vào giảm độ lớn của tín hiệu, nhả ra thì tín hiệu Micro bình thường
Vol: Điều chỉnh âm lượng của Micro
Bal: Điều chỉnh sự cân bằng giữa kênh trái và kênh phải
Echo: điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ của tiếng vang
Lo: Điều chỉnh âm trầm (Bass) của Micro
Mid: Điều chỉnh âm trung (Bass) của Micro
Hi: Điều chỉnh âm cao (Bass) của Micro
Điều chỉnh Echo
Select: Chọn âm thanh phát ra Mono hoặc Stereo của tiếng vang
Vol: Điều chỉnh âm lượng cho tiếng vang
Lo: Điều chỉnh âm trầm (tiếng bass) của tiếng vang
Hi: Điều chỉnh âm cao (tiếng treble) của tiếng vang
Rpt: Điều chỉnh sự lặp lại của tiếng ca
Dly: Điều chỉnh tốc độ âm thanh ra nhanh hay chậm
Điều chỉnh kênh nhạc MUSIC
Mode: Chọn nguồn phát nhạc
3S: Chọn chế độ âm thanh vòng 3D
Vol: Điều chỉnh âm lượng của nhạc nền
Lo: Điều chỉnh âm thanh trầm của nhạc nền
Mid: Điều chỉnh âm trung (Bass) của nhạc nền
Hi: Điều chỉnh âm cao (Bass) của nhạc nền
Bal: Cân bằng âm lượng cho 2 kênh ngõ ra của nhạc nền
Điều chỉnh Master (âm lượng chính)
Vol : Điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ của toàn bộ hệ thống máy (bao gồm phần Mic, Echo và Music)
Lo: Điều chỉnh âm thanh trầm (bass) của toàn bộ hệ thống máy
Mid : Điều chỉnh lời ca của toàn bộ hệ thống máy
Hi : Điều chỉnh âm thanh cao (treble) của toàn bộ hệ thống máy
VFD : Hiển thị đèn theo mức độ phát ra âm thanh của toàn bộ hệ thống máy
Điều chỉnh Equalizer Reset: Chức năng Equalizer Reset giúp tái tạo âm thanh sâu, ấm và mềm mại
Điều chỉnh kênh A – B: Nút chọn ngắt hoặc mở đuờng tiếng A, B hoặc cả A – B tùy theo ý thích người sử dụng
Power: tắt/mở nguồn cho amply
Với những thông tin trên hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng dàn amply một cách hiệu quả và hợp lý.
Tổng hợp