Loa toàn dải là gì? Ưu nhược điểm của loa toàn dải

Mặc dù nghe loa thường xuyên nhưng chưa chắc bạn đã biết khái niệm loa toàn dải là gì, ưu nhược điểm ra sao. Hôm nay, Websosanh.vn sẽ giải đáp những câu hỏi trên để bạn có thể kiến thức về thiết bị âm thanh đặc biệt này.

Loa toàn dải là gì?

Loa toàn dải là loại loa có cấu tạo chỉ có một thùng loa nhưng có thể tái hiện âm thanh ở cả 3 dải âm thanh là âm trầm, âm trung, âm cao, không sử dụng bộ phân tần như loa nhiều dải. Bạn có thể bắt gặp loại loa này ở nhiều thiết bị quen thuộc như radio, đài cát-xét hay các thiết bị chỉ có một loa duy nhất.

loa toàn dải

Loa toàn dải chỉ có một loa duy nhất

Cấu tạo loa toàn dải

Loa toàn dải chỉ sử dụng một loa duy nhất nhưng vẫn có thêm một nón loa phụ, nhỏ hơn nằm bên trong màng loa chính nhằm tăng cường khả năng thể hiện âm thanh tần số cao.

Cũng giống hầu hết các loại màng loa khác, màng của loa toàn dải có thể làm bằng giấy, nhựa, sợi tổng hợp hoặc bằng kim loại (chủ yếu là nhôm). Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là màng làm bằng giấy.

Nam châm của loa toàn dải có đặc điểm là rất lớn và mạnh, đòi hỏi kỹ thuật chế tạo phức tạp cũng như chi phí sản xuất lớn. Bởi vậy, chỉ có một số ‘ông lớn’ ngành âm thanh như Lowther, Goodman, Jordan, PHY – HP, Fostex, JBL… là đủ điều kiện sản xuất rộng rãi.

Thùng của loa toàn dải có 3 kiểu phổbbiến là thùng hở, thùng phản hồi tiếng trầm và thùng kèn sau.

  • Thùng hở là kiểu thùng có thể phản hồi tiếng trầm ở tần số thấp.
  • Thùng phản hồi tiếng trầm là kiểu phổ biến nhất hiện nay, thiết kế đơn giản, kích thước vừa phải. Chức năng của nó là tăng tiếng bass nhờ chế độ phản xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi.
  • Thùng kèn sau được thiết kê theo nguyên lý của loa kèn, nhằm nâng độ nhạy và khả năng tái tạo âm trầm của loa toàn dải. Vì tần số càng thấp thì bước sóng càng dài nên thùng kèn sau thường có kích thước khá lớn để bảo đảm chiều dài của kèn.

Nhìn chung, mỗi kiểu thùng sẽ có những ưu, nhược khác nhau. Thùng càng nhỏ thì chi phí sẽ thấp nhưng bị hạn chế ở tiếng trầm và độ nhạy. Ngược lại, thùng loa to như thùng kèn có thể cho chất lượng âm thanh tốt hơn nhưng kích thước lớn, khó gia công và chi phí sản xuất cao.

loa toàn dải

Loa toàn dải dùng để nghe nhạc Jazz, Acousstic rất tuyệt vời

Ưu nhược điểm của loa toàn dải

Điểm ấn tượng nhất của loa toàn dải là thể hiện âm trung cực tốt. Độ nhạy cao giúp cho loa dễ dàng thể hiện các chi tiết âm thanh rất sống động ở dải trung và trung trầm, tiếng treble mảnh và mềm mại, tiếng trầm nhanh và nhẹ, nghe lâu không thấy mệt. Loa nghe nhạc hay khi phối hợp với ampli Single-End, khiếnâm thanh trở nên rất có nhạc tính, dễ dàng truyền tải tinh thần bản nhạc tới người nghe.

Ưu điểm

  • Loa toàn dải cho cảm giác âm thanh tốt, dễ hơn nhiều so với loa cây nhiều đường tiếng.
  • Độ nhạy của loa cao vì màng loa làm bằng giấy khá nhẹ, không dùng linh kiện LCR, không bị suy giảm tín hiệu.
  • Dễ phối hợp với ampli đèn Single-End công suất nhỏ.
  • Không lệ thuộc vào chất lượng phân tần như tụ, cuộn cảm.

Nhược điểm

  • Dải tần hẹp, loa nghe nhạc bình thường thì khá tốt nhưng nếu nghe những bản nhạc mạnh, những bản nhạc hòa tấu nhiều nhạc cụ thì loa toàn dải không đáp ứng được yêu cầu chất lượng âm thanh.
  • Vì phát âm chung một nón nên biên độ, tần số âm thanh loa toàn dải phát ra bị méo. Có thể sửa méo bằng cách lắp thêm LCR nhưng lại làm giảm độ nhạy của loa.
  • Loa toàn dải rất nhạy với kết cấu van hở và thùng nên nếu quá trình đóng thùng có một chút sai sót cũng dẫn đến phá hỏng âm thanh của loa.
  • Kén ampli, dễ đạt công suất nhưng để tạo ra âm thanh hay không phải việc dễ dàng.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về loa toàn dải. Hy vọng sau bài viết này người tiêu dùng sẽ không còn thắc mắc loa toàn dải là gì nữa và đã có thể phân biệt loại loa này với các loại loa khác, thuận lợi hơn trong việc mua sắm thiết bị âm thanh cho căn nhà của mình.

Chúc các bạn mua sắm thành công!

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Nguồn: websosanh.vn