Mật ong manuka giả: cách nào để nhận biết?

Khi mà ranh giới giữa mật ong manuka thật - giả khá mong manh thì người tiêu dùng cần nắm rõ các các phân biệt để đảm bảo mình không bị mất tiền oan.

Với giá bán lên tới cả triệu đồng cho một lọ nhỏ, người tiêu dùng chắc chắn không muốn vừa mất tiền mà vừa phải dùng thứ mật ong manuka giả. Và với tình trạng hàng giả, hàng nhái đang lan tràn khắp nơi như hiện nay thì những ai đã và đang có nhu cầu mua mật ong manuka cần nắm rõ các thông tin để phân biệt giữa hàng thật và giả để không bị rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.

mật ong manuka thật giả

1. Các thương hiệu mật ong manuka đạt chuẩn

Để quản lý chất lượng của mật ong manuka trên thế giới, các nhà sản xuất và các đơn vị liên quan đã thành lập nên ủy ban giám sát chất lượng mang tên Unique Mānuka Factor Honey Association.

Ủy ban này không chỉ đóng vai trò cấp chứng nhận một thương hiệu mật ong manuka đạt chuẩn chất lượng hay không mà cũng thường xuyên giám sát các nhà sản xuất đã đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng mật ong mà họ đưa tới thị trường.

Tất cả mật ong manuka chính hãng, đạt chuẩn trên thị trường hiện nay được liệt kê trong danh sách này, bạn có thể tham khảo xem nhãn hiệu mình mua có nằm trong số này hay không, nếu không có thì phần lớn là hàng kém chất lượng hoặc là hàng giả: https://www.umf.org.nz/umf-members/

2. Nhận biết mật ong manuka giả thông qua bao bì, nhãn mác

chỉ số umf trên mật ong manuka
Mật ong manuka chính hãng đạt chuẩn phải có chỉ số UMF hoặc MGO đầy đủ.

Mỗi chai/lọ mật ong manuka đạt chuẩn chất lượng đều có đầy đủ các thông tin sau:

– Tên thương hiệu sản xuất mật ong manuka: Doctor,

– Nguồn gốc mật ong manuka: made in New Zealand hay made in Australia

– Chỉ số UMF (dao động từ 5 – 25) hoặc chỉ số MGO (dao động từ 83 – 1200).

– Mã vạch của từng lọ mật ong manuka

Để đảm bảo sự minh bạch và chất lượng của từng lọ mật ong manuka bán ra trên thị trường, các hãng đều cho phép người dùng có thể truy vấn tới tận địa chỉ người nông dân đã thu lấy mật ong manuka.

Do đó, khi mua mật ong, bạn có thể truy cập vào website mà chúng tôi đưa ở phần 1, tìm xem nhãn hiệu mình mua có trong danh sách đó không, sau đó đến tới từng nhãn hiệu đó và truy suất xem về bao bì và các nhãn mác mà lọ mật ong mình mua được có đúng như chính hãng đã cung cấp không, nếu không thì phần lớn sẽ là hàng giả.

Lưu ý: tuyệt đối không mua mật ong manuka không có tem nhãn, không có giấy chứng nhận chất lượng, đặc biệt là loại mật ong manuka kiểu “hàng chiết” (chai to rồi người bán chiết ra các chai nhỏ)…tất cả đều không đáng tin tưởng.

3. Có nên sử dụng các biện pháp thủ công để nhận biết mật ong manuka giả?

mật ong manuka giả

Một số nơi bán mật ong manuka chính hãng đưa ra cách nhận biết mật ong manuka giả như sau:

“Cách 1: Bạn để lọ mật ong manuka đã mua về để trong ngăn mát của tủ lạnh, trong vòng 24 giờ đồng hồ, nếu mật ong manuka giả thì đường sẽ lắng dưới đáy lọ.

Cách 2: Cho cọng hành lá nhúng vào lọ mật ong, nếu mật ong manuka giả thì cọng hành sẽ không bị héo, còn nếu mật ong thật chính hãng thì sẽ làm héo cọng hành.

Cách 3: Để lọ mật ong vặn kín nắp lọ để trong vài ngày, nếu mật ong lên men và tạo khí gas khi mở nắp thì đó là mật ong manuka nguyên chất. Trường hợp không có hiện tượng đó thì đó là mật ong manuka giả.

Cách 4: Lấy một cốc nước lọc và nhỏ vài giọt mật ong vào cốc. Mật ong Manuka giả sẽ tan ngay trong nước, mật ong chính hãng manuka thì mật ong sẽ chìm xuống đáy cốc và không hề tan.

Cách 5: Sử dụng một ít mật ong New Zealand để lấy cây đèn dầu nhúng vào và đốt thử. Nếu đèn dầu cháy thì đó là mật ong Manuka nguyên chất, còn không xảy ra hiện tượng thì là mật ong đã bị pha trộn.”

Tuy nhiên, theo chúng tôi thì đây chỉ là biện pháp để phân biệt mật ong nói chung là mật ong nguyên chất hay có pha thêm đường, chứ những biện pháp này không nên sử dụng để phân biệt mật ong manuka thật giả.

Nhìn chung, với một sản phẩm cao cấp như mật ong manuka, trước hết là thương hiệu, tem chất lượng và một địa chỉ mua hàng uy tín là điều cần thiết nhất cho người mua.

Mặc dù vậy, cũng không có gì là đảm bảo tuyệt đối, bởi đơn cử như Evergreen Life Ltd – một hãng mật ong manuka khá nổi tiếng thì năm 2019 cũng bị dính vào cáo buộc trộn thêm hóa chất vào mật ong manuka của họ để gia tăng chỉ số UMF, giúp tăng lợi nhuận ròng của hãng.

Đây chính là lý do mà bạn cũng nên đa dạng hóa các nhãn hàng để trải nghiệm khi sử dụng mật ong manuka hoặc bất cứ sản phẩm nào khác.

Nguồn: websosanh.vn