Một dàn âm thanh hoàn hảo không thể thiếu những phụ kiện sau đây
Bộ lọc điện, dây dẫn, các thiết bị chống rung, giá đỡ... là những phụ kiện rất quan trọng, góp phần tạo nên một dàn âm thanh hoàn hảo.
-
Những phụ kiện không thể thiếu đối với người dùng laptop
-
Sạc không dây điện thoại – Phụ kiện thay thế hoàn hảo cho cục sạc thường
-
Những phụ kiện ‘tăng lực’ cho hệ thống âm thanh
-
Muốn tự tạo hệ thống âm thanh Stereo hoàn chỉnh cần lưu ý những gì?
Bộ lọc điện
Bộ lọc điện là một thiết bị khá quan trọng mà hầu như những ai chơi âm thanh chuyên nghiệp đều trang bị thêm. Lý do để phải trang bị bộ lọc nguồn điện cho dàn âm thanh:
+ Góp phần làm ổn định điện áp. Trên thực tế, điện áp ở Việt Nam vẫn thường xảy ra tình trạng tăng hoặc giảm áp đột ngột. Nếu chẳng may các hiện tượng đó ảnh hưởng tới nguồn vào sẽ ảnh hưởng tới amply hay các thiết bị khác.
+ Làm sạch nguồn điện. Nguồn điện thường ngày mà bạn sử dụng khi được truyền từ trạm chính tới hệ thống điện gia đình hay bị ảnh hưởng bởi các loại sóng không dây, từ trường không khí…Và do đó, dòng điện sẽ bị nhiễu, làm các tín hiệu âm thanh bị ảnh hưởng xấu và không giữ được độ rộng cần thiết trong khi truyền dẫn.
Vậy nên cần có bộ lọc nguồn để đảm bảo sự ổn định và chất lượng của tín hiệu.
Dây dẫn các loại ( dây loa, dây điện nguồn, dây tín hiệu)
Tín hiệu được truyền từ thiết bị này sang thiết bị khác chắc chắn sẽ cần tới các loại dây dẫn. Và như thế, vai trò của chúng, dù chỉ là phụ kiện, vẫn rất quan trọng. Trong một dàn âm thanh thì có rất nhiều loại dây dẫn khác nhau như dây loa, dây điện nguồn, dây tín hiệu… Các loại dây dẫn có chất lượng cao vừa đảm bảo chống nhiễu hiệu quả cho các tín hiệu, đồng thời không làm tắc nghẽn hay tổn thất điện năng trong quá trình truyền dẫn.
Các thiết bị như loa, amply có thể rất đắt tiền và rất tốt, nhưng nếu không nhận được những tín hiệu chất lượng cao thì cũng không thể phát huy hết sức mạnh của mình. Vì vậy, điều bạn cần làm là hãy chú ý tới hệ thống dây dẫn. Lời khuyên là hãy sử dụng các loại dây dẫn cùng chung 1 thương hiệu, như vậy sẽ tạo ra sự tương thích và đồng bộ cao nhất cho cả dàn âm thanh.
Các thiết bị chống rung, kệ máy, giá đỡ
Âm thanh khi được phát ra từ những bộ loa lớn hay nhỏ cũng đều làm nảy sinh hiện tượng rung động, không chỉ ảnh hưởng tới các đồ vật xung quanh mà ngay cả chính bản thân nó. Nếu không được chống rung hiệu quả, có thể bộ loa của bạn sẽ từ trên kệ rơi xuống đất, hoặc bộ dàn âm thanh bị va đập vào nhau nếu ở quá gần.
Những thiết bị âm thanh càng đắt tiền thì lại được nhà sản xuất khá chú ý và trang bị cho những khả năng chống rung với các phụ kiện đi kèm rất tốt. Các phụ kiện chống rung có thể là những chân đế khử rung động, các đệm cao su… Tùy theo nhu cầu và giá trị của bộ dàn âm thanh mà bạn đang sở hữu, bạn có thể sắm những phụ kiện chống rung sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Các phụ kiện tiêu âm, tán âm
Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm, tán âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng các phụ kiện tiêu âm, tán âm hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ.
Những phụ kiện âm thanh này tuy chỉ là phụ kiện nhưng cũng rất hữu ích cho bất cứ một dàn âm thanh chuyên nghiệp nào. Hãy chú ý để có được một hệ thống hoàn hảo nhất.d