Những lưu ý giúp dàn hát karaoke luôn hoạt động tốt

Chỉ với những lưu ý đơn giản là bạn đã có thể giúp cho dàn karaoke của gia đình được hoạt động tốt và thời gian sử dụng lâu dài hơn rất nhiều rồi.

Có nhiều cách để giúp cho dàn loa

Bảo quản thiết dàn karaoke trong mùa mưa ẩm

Độ ẩm của thời tiết là mối đe dạo hàng đầu đến các thiết bị thời tiết, đặc biệt là khi không được sử dụng thường xuyên. Không khí ẩm tích tụ thành nước trong máy, gây phóng điện, chập, bẩn mắt đọc, dẫn đến hiện tượng hư hỏng, chập cháy các thiết bị. Trong một dàn karoke sẽ có rất nhiều các thiết bị bao gồm amply, đầu đĩa, loa,… rất cần đươc bạn bảo quản đúng cách sau mỗi lần sử dụng.

Để khắc phục tình trạng này bạn cần để thiết bị liên tục ở chế độ chờ (standby) sau khi không dùng. Chỉ cần duy trì việc cắm điện để ở chế độ chờ sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm, giúp các thiết bị không “dính” các hiện tượng nêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên duy trì các thiết bị hoạt động thường xuyên hơn trong những mùa ẩm và nồm. Trong trường hợp các thiết bị gặp vấn đề chập chờn thì bạn có thể mở vỏ máy, sử dụng máy sấy tóc và sấy khô bên trong để xem liệu có hoạt động tốt trở lại không.

Hệ thống âm thanh được thông thoáng

Đảm bảo hệ thống dàn karaoke được thông thoáng

Đảm bảo hệ thống dàn karaoke được thông thoáng

Không để các thiết bị chồng chéo lên nhau trong gian âm thanh karaoke vì nó làm tăng nhiệt độ thiết bị lên cao khi hoạt động trong thời gian dài. Nên để các thiết bị cách nhau tối thiểu từ 5 đến 10cm.

Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị một kệ kê máy để sắp xếp các thiết bị hợp lý hoặc đơn giản hơn là tự làm lấy một kệ máy chắc chắn và thoáng đãng, hợp thẩm mỹ.

Chú ý khi đấu nối amply cho dàn hát karaoke

Không để amply/receiver tải quá nhiều loa. Nếu hai đầu giắc loa chạm vào nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng ampli ngay tức khắc.

Khi lắp đặt dàn karaoke gia đình bạn nên quan tâm hơn tới các đầu tiếp xúc tốt tránh quá trình di chuyển sẽ làm cho chất lượng âm thanh kém, hoặc gây ra các tiếng lẹt sẹt rất khó chịu khi nghe.

Chú ý đến việc đấu nối giữa các thiết bị

Chú ý đến việc đấu nối giữa các thiết bị

Khi lắp dàn karaoke, đấu Amply Karaoke bạn nên quan tâm hơn tới các đầu tiếp xúc tốt tránh quá trình di chuyển sẽ làm cho chất lượng âm thanh kém, hoặc gây ra các tiếng lẹt sẹt rất khó chịu khi nghe.

Bạn nên chắc chắn rằng chỉ tiến hành đấu nối các thiết bị khi amply phải trong tình trạng tắt máy, các dây không được đấu chạm với nhau, các dây tín hiệu nếu bị đấu chạm dẫn tới hiệu tượng không có tín hiệu hoặc âm thanh bị ù. Amply sẽ bị hỏng ngay lập tức khi đấu chạm ở dây loa.

Khi sử dụng trước khi mở thiết bị hoạt động thì bạn phải chắc chắn 1 điều rằng nút âm lượng tổng phải để ở mức nhỏ nhất. Khi cần cắm hoặc rút micro ra khỏi hệ thống âm thanh thì đảm bảo âm lượng tổng hoặc âm lượng micro phải để về nhỏ nhất tránh hiện tượng đột ngột gây chết loa tress.

Vệ sinh bụi bẩn thường xuyên

Bụi bẩn được coi là kẻ thù của bất kỳ thiết bị điện tử nào. Bụi sẽ bám lên bề mặt mạch điện và làm giảm tính truyền dẫn của nó. Khi có điều kiện, bạn phải lau chùi và làm vệ sinh bên trong các thiết bị, đặc biệt là bề mặt của các bo mạch.

Chú ý tới các tác động của ánh sáng tới hệ thống loa karaoke

Nếu ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màng loa, Tia cực tím sẽ làm phân huỷ gân loa làm bằng cao su hoặc xốp. Ánh sáng của đèn neon cũng gây ra hậu quả tương tự. Vì vậy tốt nhất là bạn nên làm ê-căng che màng loa nhằm hạn chế sự xâm nhập của tia cực tím.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Nguồn: websosanh.vn