Những thói quen sai lầm khi sử dụng dàn karaoke gia đình

Sở hữu một dàn karaoke ngay tại nhà sẽ khiến cho những giây phút giải trí của bạn trở nên đơn giản và thật tiện lợi. Tuy vậy, những thói quen sai lầm khi sử dụng dàn âm thanh karaoke sau đây sẽ khiến cho bạn cảm thấy hối tiếc.

Để micro hú trong thời gian dài

Việc để micro bị hú càng lâu, cường độ càng lớn thì loa càng nhanh hỏng. Khi tiếng hú phát ra to một cách bất ngờ , thì cuộn dây loa sẽ tạo ra nhiệt rất nhanh, nếu để kéo dài thường xuyên có khả năng nó không kịp tản nhiệt ra ngoài, dần dần nó sẽ làm chết loa. Triệu chứng đầu tiên đó là tiếng treble của bạn nghe không còn như trước mà bị rè.

Chia crossover không thích hợp

Crossover cho tần số mid, treble quá thấp hoặc amlpy tải loa treble quá lớn. Bạn phải luôn luôn kiểm tra thông số kỹ thuật của loa khi bạn muốn chia crossover. Điều này chỉ áp dụng cho cho bộ âm thanh 2 way trở lên. Cách phân bổ tần số cho các loa ở trong trường hợp này là cả một vấn đề.

Loa và amply karaoke không tương thích

Việc sử dụng một chiếc amply có công suất lớn cho một chiếc loa có công suất bé gây lãng phí mà chất lượng lại không xứng với số tiền bỏ ra và ngược lại. Việc sử dụng một chiếc amply công suất yếu để phục vụ cho một chiếc loa khủng cũng có thể làm cho nó bị cháy. Việc đồng bộ các sản phầm đòi hỏi người dùng có sự quan tâm và tìm hiểu đến các thiết bị cần cho mục đích của mình.

Sử dụng EQ hình cánh chim

Như một trào lưu, đa số người dùng vẫn để EQ hình cánh chim. Điều này thực sự không mang lại một lợi ích gì cho chất lượng âm thanh của dàn karaoke. Khi bạn tăng treble và bas, nhưng vẫn giảm mid thì hệ thống  của bạn dường như sẽ bị quá tải ở phần mid, nhưng thực tế lại không đủ âm lượng bạn cần. Nên nhớ, EQ phần nhiều sử dụng để cắt những gì dư, chứ không phải tăng một số gì thiếu. Ví dụ: muốn treble nhiều hơn ,hãy bớt bass đi một chút (chứ đừng tăng treble). Còn nếu bạn mong muốn tăng bass thì hãy làm trái lại

Dùng không đúng Compressors/Limiters

Compression là hiệu ứng âm thanh giúp giảm bớt sự biến động về âm lượng của tín hiệu âm thanh. Thiết bị chính xử lý hiệu ứng này là Compressor và Limiter. Nó giảm sự khác biệt về âm lượng giữa các âm thanh lớn nhất và các âm thanh nhỏ nhất. Nhờ đó, âm lượng trung bình được ổn định và đẩy cao hơn khiến bản mix nghe “có vẻ” to hơn, hiện đại hơn, bóng bẩy hơn; nhạc cụ, giọng hát cũng nghe rõ ràng hơn, không còn cảnh nốt thì vừa, nốt thì nhỏ/to quá… Com/Limiters là thiết bị dùng để bảo vệ loa, những nếu không sử dụng đúng cách nó cũng khiến cho loa bạn bị hư hỏng.

Bạn thường để phát ra tiếng nổ, âm thanh lớn bất ngờ

Người dùng cân tuân thủ nguyên tắc mở từ trên xuống dưới  và khi tắt thì từ dưới lên trên (khi mở bạn bắt buộc phải mở Power cuối cùng trái lại khi tắt bạn hãy tắt Power trước tiên). Trong quá trình sử dụng, người dùng cần tránh việc rút giắc cắm, rơi micro có thể gây ra các tiếng động bất ngờ như trường hợp đầu tiên.

Nguồn tín hiệu trên Mixer và các bộ effect, EQ bị quá tải trước khi xuống Power

Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của âm thanh, yêu cầu người dùng phải hết sức lưu ý không để khâu nào bị clipping (hay là peak, hay là overload), những chữ báo hiệu này thường nằm cạnh đèn màu đỏ. Một số power đời cũ không báo quá tải nguồn tín hiệu đầu vào nên bạn có thể vặn volume của power là maximum hay một số power có nút gạt để điều chỉnh mức độ nhạy đầu vào chức năng này cũng giúp ích được cực nhiều .

Tiếp tục sử dụng loa mặc dù biết chúng đã hỏng

Việc sử dụng một chiếc loa dù biết đã bị hỏng sẽ khiến cho bạn nhanh mua chiếc loa mới hơn mà thôi. Tốt nhất, khi xuất hiện các triệu chứng dù là nhỏ nhất, bạn nên mang nó đến các cơ sở sửa chữa có uy tín để được tư vấn một cách chính xác.

Đó là tất cả những gì bạn cần lưu ý khi vận hành dàn karaoke gia đình. Hy vọng với chia sẻ này bạn sẽ có cách sử dụng chuẩn xác hơn, giúp tăng tuổi thọ thiết bị và giữ được chất âm hay vốn có của nó. Chúc bạn thành công!

Nguồn: websosanh.vn